“Ni cô Huyền Trang”: Tôi ôm mẹ chồng khóc nức nở trong ngày thống nhất

VOV.VN - "Khi nghe được lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh qua Đài Tiếng nói Việt Nam, hai mẹ con tôi ôm nhau khóc nức nở vì quá vui sướng"...

Trong cuộc trò chuyện mới đây với VOV.VN, ngoài việc chia sẻ về vai diễn kinh điển- Ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn”, NSƯT Thanh Loan còn hồi tưởng nhiều kỷ niệm đặc biệt trong ngày 30/4/1975, ngày hòa bình lập lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ni cô Huyền Trang - vai diễn để đời của NSƯT Thanh Loan trong "Biệt động Sài Gòn". Ảnh: Tư liệu

Chào NSƯT Thanh Loan, năm 1975, đang đang ở đâu và làm gì?

- Năm 1975, tôi đang là diễn viên của Đoàn kịch nói Tổng cục chính trị (Nhà hát Quân đội ngày nay).

Trong thời kỳ chưa tiếp quản Sài Gòn, đoàn văn công chúng tôi có rất nhiều mũi biểu diễn xung kích. Nhưng chúng tôi cũng chỉ được biểu diễn đến Quảng Trị thôi, vì lúc đó chiến tranh còn ác liệt. Mọi người ai cũng mong chờ và khao khát tới ngày được vào Sài Gòn, để được biết “Hòn ngọc viễn đông” là như thế nào.

Giải phóng miền Nam, cả nước khí thế lên đường. Nhưng tôi lúc đó đang mang bầu nên không được cùng đoàn vào biểu diễn phục vụ bà con, tôi buồn và tiếc lắm. May có ông xã tôi lúc đó làm khoa học, được đi ngay từ những ngày đầu giải phóng để vào tiếp quản các trung tâm máy móc của chế độ cũ.

NSƯT Thanh Loan ở tuổi 65. Khi đóng "Ni cô Huyền Trang", bà ngoài 30 tuổi.

Cảm xúc của trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước-30/4/1975 như thế nào, nhất là giây phút tướng Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng trên Đài Tiếng nói Việt Nam?

- Lúc đó tôi ở nhà với mẹ chồng. Khi nghe được lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh trên Đài Tiếng nói Việt Nam, hai mẹ con tôi ôm nhau khóc nức nở vì “hòa bình đến rồi”. Gia đình tôi có người thân di cư vào miền Nam từ năm 1954, nên niềm vui này càng thêm ý nghĩa và vỡ òa.

Những ngày sau đó, chúng tôi phải phải đi lên phố để nghe được bản tin phát đi phát lại. Mà nghe lần nào cũng không thấy chán. Rồi bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” đâu đâu cũng rộn rã. Một cảm xúc không thể nào quên với thế hệ chúng tôi ngày ấy!

Trở lại phim “Biệt động Sài Gòn, phải nói “Ni cô Huyền Trang” là vai diễn quá xuất sắc của . Yếu tố nào, sự khổ luyện như thế nào giúp có được vai diễn để đời như vậy?

- Tôi là người lính, nên có nhiều điều kiện tiếp xúc với người lính. Khi đọc kịch bản “Biệt động Sài Gòn”, tôi thấy “Ni cô Huyền Trang” là nhân vật rất hay và có hồn, có cái đất để cho người diễn viên phát triển nhân vật. Phải nói tôi đã rung động ngay với “Huyền Trang” từ lúc đọc kịch bản.

Ngày xưa làm điện ảnh công phu, cầu kỳ lắm. Chúng tôi phải xin phép tổ chức cho đi phim. Rồi phải lục lại toàn bộ tiểu sử nhân vật, phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng và đi thực tế trước khi ra trường quay. Có lẽ vì vậy mà khi hóa thân vào nhân vật, chúng tôi có nhiều thuận lợi và thăng hoa hơn.

NSƯT Thanh Loan và đoàn làm phim rong ruổi suốt 4 năm để cho thể cho ra đời kiệt tác của điện ảnh Việt - "Biệt động Sài Gòn". Ảnh chụp màn hình

Trong phim, ở phân cảnh Ba Cẩn chỉ điểm Huyền Trang, đạo diễn đã quay một góc cận đôi mắt bà và khiến nó trở thành “đôi mắt điện ảnh nhất”. Sự dồn nén nào khiến diễn xuất có hồn được như thế?

- Khi xem phim tôi cũng thích cảnh đó. Lúc đó Huyền Trang bị treo hai cánh tay lên, người dựa vào bức tường rất xù xì. Riêng bối cảnh đó đã tạo ấn tượng rồi.

Đạo diễn cũng bố trí đèn và góc độ máy quay rất tỉ mỉ cho phân cảnh đặc biệt này. Trong khi đó, tôi thì quá yêu thích nhân vật của mình nên đã nghiên cứu rất kịch bản. Và bạn diễn- anh Hai Nhất lúc đó cũng là người diễn có nghề, nên chúng tôi cũng lột tả được rất sâu đoạn đó, nhất là những đấu tranh cam go của nhân vật Huyền Trang.

Hơn nữa, khi chúng tôi quay cảnh đó là vào dịp 1984 - 1985, đúng dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng Sài Gòn. Xúc tác của môi trường xung quanh và tinh thần 1975 cũng tạo cho chúng tôi nhiều cảm xúc lắm.

Những năm sau này, bà có gặp lại bạn diễn như Thương Tín, Hà Xuyên, Thúy An, Quang Thái… và giữ mối quan hệ với họ không?

- Chúng tôi ít gặp nhau lắm. Có anh Quang Thái (vai Tư Chung), tôi có điều kiện gặp hơn, vì gia đình anh ấy cũng ở Hà Nội. Cách đây vài năm, tôi tình cờ gặp anh ấy đi tập thể dục ở hồ Thành Công. Sang đến năm nay thì sức khỏe anh ấy yếu hơn.

Sau khi nghỉ hưu, bà vẫn tích cực tham gia các hội, đoàn nghề nghiệp. Hiện tại, NSƯT Thanh Loan giữ vai trò Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh Truyền hình Công an.

Trong Đại hội của Hội điện ảnh tháng 7/2015, tôi có gặp lại Ba Cẩn (Hai Nhất thủ) vai. Cũng vài chục năm hai anh em mới hội ngộ.

Rồi dịp Thương Tín ra mắt hồi ký “Một đời giông bão” tại Hà Nội năm ngoái tôi cũng gặp. Trước đó tôi có gặp Tín ở Liên hoan Phim Việt Nam 1993 tại Hải Phòng. Hồi ấy Thương Tín vẫn còn nổi tiếng lắm. Không như vừa rồi gặp lại thTín phong trần, sương gió hơn. Sự vất vả của cuộc sống làm anh ta cũng già và yếu đi nhiều.

Điện ảnh Việt trước đây rất thiếu thốn, nhưng vẫn có những kiệt tác ra đời. Gần đây, điều kiện có vẻ tốt hơn nhưng tại sao vẫn không có kiệt tác nào ra đời thưa bà?

- Cái này cũng khó lắm, mỗi người cảm nhận một cách riêng. Theo tôi, ngày xưa, diễn viên và đạo diễn, nhà quay phim… được đào tạo được cơ bản hơn, chuyên nghiệp hơn. Thêm nữa, khâu kịch bản được xem là điều kiện quyết định để phát triển đất cho đạo diễn. Người đạo diễn ngày xưa, sự đam mê nhiều lắm.

Điện ảnh ngày xưa cũng làm rất kỹ. Còn bây giờ, có thể thì cứ trắng mặt ăn tiền, không tạo góc độ hay là hai phần ba khuôn mặt cầu kỳ nữa.

Một lý do khác nữa là có thể bây giờ người ta nhiều phương tiện để giải trí nên điện ảnh không còn quá thu hút.


Pháp, Anh, Ý, Mỹ… rất nhiều chương trình giải trí và nhiều sự lựa chọn, nhưng họ vẫn có văn hóa đi xem phim. Đặc biệt là những đêm trao giải Oscar, cả thế giới đều hướng ánh nhìn về phía họ. Tại sao Việt Nam mình lại ngược lại thưa bà?

- Tôi cũng từng có thắc mắc như bạn. Tôi nhớ là, hồi liên hoan điện ảnh Ý tại Hà Nội, trước buổi khai mạc, đoàn đại biểu văn hóa Ý họ đi du lịch khắp nước mình.

Đến đâu họ cũng thấy là người Việt Nam chỉ ở nhà xem ti vi thôi, không có thói quen ra rạp. Có thể vì đời sống kinh tế của người dân mình còn thấp, và cũng vì điện ảnh của chúng ta vẫn chưa nhiều sức hút, nên việc khán giả bỏ tiền ra rạp vẫn là điều xa xỉ. Người trẻ đi xem phim cũng chỉ xem giải trí thôi.

Còn ở nước ngoài, ngày ra rạp coi phim là dịp để họ ăn mặc đẹp, gặp gỡ bạn bè, giao lưu và xem phim như một thứ văn hóa giải trí cao. Chúng ta thì chưa có thói quen đó. Đây cũng là điều đáng buồn cho điện ảnh Việt.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện và chúc bà sức khỏe!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí mật chưa kể về bộ phim “Biệt động Sài Gòn“
Bí mật chưa kể về bộ phim “Biệt động Sài Gòn“

VOV.VN -Câu chuyện tình của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai - lại khác khá xa và mới chỉ được chuyển tải một phần trên màn ảnh.

Bí mật chưa kể về bộ phim “Biệt động Sài Gòn“

Bí mật chưa kể về bộ phim “Biệt động Sài Gòn“

VOV.VN -Câu chuyện tình của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai - lại khác khá xa và mới chỉ được chuyển tải một phần trên màn ảnh.

“Ni cô Huyền Trang” của Biệt động Sài Gòn ngày ấy-bây giờ
“Ni cô Huyền Trang” của Biệt động Sài Gòn ngày ấy-bây giờ

VOV.VN - 30 năm kể từ khi Biệt động Sài Gòn công chiếu, vẻ đẹp của Ni cô Huyền Trang - NSƯT Thanh Loan giờ đã đã nhuốm màu thời gian, song vẫn vô cùng mặn mà.

“Ni cô Huyền Trang” của Biệt động Sài Gòn ngày ấy-bây giờ

“Ni cô Huyền Trang” của Biệt động Sài Gòn ngày ấy-bây giờ

VOV.VN - 30 năm kể từ khi Biệt động Sài Gòn công chiếu, vẻ đẹp của Ni cô Huyền Trang - NSƯT Thanh Loan giờ đã đã nhuốm màu thời gian, song vẫn vô cùng mặn mà.

Trang phục ni cô của Huyền Trân không được duyệt để biểu diễn tối nay
Trang phục ni cô của Huyền Trân không được duyệt để biểu diễn tối nay

Theo đề nghị của Hội đồng phúc khảo thuộc Sở VHTT&DL TP HCM, ca sĩ Quang Lê sẽ phải thực hiện một bộ trang phục đời thường để Huyền Trân lên sân khấu tối 25/4.

Trang phục ni cô của Huyền Trân không được duyệt để biểu diễn tối nay

Trang phục ni cô của Huyền Trân không được duyệt để biểu diễn tối nay

Theo đề nghị của Hội đồng phúc khảo thuộc Sở VHTT&DL TP HCM, ca sĩ Quang Lê sẽ phải thực hiện một bộ trang phục đời thường để Huyền Trân lên sân khấu tối 25/4.