Đề xuất bỏ điều kiện cư trú, giảm điều kiện thu nhập cho người mua nhà xã hội

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét thiết kế nhiều chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đáng chú ý là đề xuất giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội, như bỏ tiêu chí về cư trú.

Vấn đề này được đặt ra trong phiên thảo luận chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, ngày 19/9.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, những năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một vấn đề an sinh xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII đã xác định “Ưu tiên quỹ đất, vốn và có các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho triển khai xây dựng đến năm 2030 được ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp”.

Tuy nhiên, sau gần 13 năm triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội, đặc biệt là các chính sách nhà ở xã hội đã được ban hành tại Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều bất cập, vướng mắc ngay trong quy định và trong triển khai thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây với nhiều điểm mới. Dự án luật có 8 nhóm chính sách trong đó có chính sách về phát triển nhà ở xã hội.

Dự thảo bảo đảm nguyên tắc về tính thống nhất với các Luật Đất đai, Đầu tư, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản, cũng như cải cách thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung chính sách nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp, gồm nhà ở xã hội và nhà lưu trú và chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang…

Về dành quỹ đất cho nhà ở xã hội, dự thảo giao UBND cấp tỉnh chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình kế hoạch đã duyệt, như vậy có thể dành quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án độc lập cho nhà ở xã hội

Cùng với đó là nhóm chính sách ưu đãi chủ đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội như ngoài hưởng lợi nhuận 10%, được dành 20% diện tích dự án để đầu tư tiện ích, dịch vụ thương mại phục vụ cư dân thì còn được miễn tiền sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Theo quy định hiện hành, để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội đối tượng phải đáp ứng những điều kiện như về nhà ở, cư trú, thu nhập. Ông Nguyễn Văn Sinh cho biết, dự thảo luật giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội, bỏ tiêu chí về cư trú. Như vậy công dân Việt Nam chỉ cần có đủ điều kiện về thu nhập và nhà ở.

Ngoài ra, điều kiện về thu nhập, nhà ở cũng được xem xét "nhẹ hơn" như nâng mức thu nhập, diện tích nhà ở, để tạo điều kiện cho nhiều người hơn được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Mặt khác, dự án luật còn cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán, giá thuê mua.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng tin tưởng với những sửa đổi này thời gian tới sẽ tạo cơ chế thông thoáng thúc đẩy nhà ở xã hội.

Cần chính sách hấp dẫn hơn

Dưới góc nhìn của địa phương, ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo chiến lược phát triển nhà, mục tiêu thành phố phát triển 6,8 triệu m2.

Để hoàn thành mục tiêu lớn trên, việc đề xuất, tham mưu chính sách thu hút các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia là cần thiết. Hà Nội đề nghị cần có giải pháp cải cách về trình tự thủ tục, đặc biệt là lựa chọn nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Ông Minh cho rằng, với dự án nhà ở xã hội, một số nước sau khi đánh giá sơ bộ năng lực tài chính, kinh nghiệm, pháp nhân.. thì bốc thăm lựa chọn, thời gian lựa chọn chỉ từ 1-2 tháng. Nhưng nếu ta tuân thủ Luật Đấu thầu thì mất hơn 1 năm.

Liên quan đến tiền sử dụng đất thu được từ 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong khu nhà ở thương mại, Thành phố Hà Nội đề xuất sửa đổi khoản 3 điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), được sử dụng số tiền này thông qua quỹ phát triển nhà ở địa phương để phát triển đầu tư hoặc cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.

Địa phương này cũng đề xuất tăng lợi nhuận định mức của các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15% (trước đây quy định là 10%).

Bên cạnh đó, ông Minh tiếp tục đề xuất cho phép sử dụng 20% quỹ đất trong dự án nhà ở xã hội để phát triển nhà ở thương mại, vì giúp giảm chi phí, giảm giá thành mua, thuê, thuê mua của người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia kinh tế: "Việt Nam phải tạo những cú hích lớn về năng suất lao động"
Chuyên gia kinh tế: "Việt Nam phải tạo những cú hích lớn về năng suất lao động"

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn, tập trung vào liên kết phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương để xây dựng chính sách đồng bộ và xuyên suốt.

Chuyên gia kinh tế: "Việt Nam phải tạo những cú hích lớn về năng suất lao động"

Chuyên gia kinh tế: "Việt Nam phải tạo những cú hích lớn về năng suất lao động"

VOV.VN - Chuyên gia kinh tế cho rằng hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn, tập trung vào liên kết phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương để xây dựng chính sách đồng bộ và xuyên suốt.

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam?
Đâu là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam?

VOV.VN - “Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn”.

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam?

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam?

VOV.VN - “Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn”.

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn
Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

VOV.VN - Doanh nghiệp có năng lực “chống chịu” và “trụ hạng” hiếm có nhưng cứ mãi “chậm lớn”, “khó lớn”; “tuổi thọ” kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, diễn ra ngày 19/9 tại Hà Nội.

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

VOV.VN - Doanh nghiệp có năng lực “chống chịu” và “trụ hạng” hiếm có nhưng cứ mãi “chậm lớn”, “khó lớn”; “tuổi thọ” kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, diễn ra ngày 19/9 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều”.

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều”.

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp
Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.