“Nhịp phố” - Hành trình 10 năm suy tưởng và sáng tác của hoạ sĩ Nguyễn Minh

VOV.VN - Trong mười năm lao động vừa qua, hoạ sĩ Nguyễn Minh luôn lấy khởi nguồn với hình tượng “phố”, từ đó liên tục mở rộng quan sát và nghiên cứu đời sống xã hội cũng như thực hành nghệ thuật. Kết quả của hành trình ấy là triển lãm mang tên “Nhịp Phố".

Tối 25/12 tại Hà Nội, triển lãm “Nhịp phố” của hoạ sĩ Nguyễn Minh đã chính thức khai mạc. Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 50 tác phẩm với chất liệu đa dạng từ hội hoạ sơn dầu, sơn mài, acrylic, màu nước… tới điêu khắc gỗ, thép hàn, nhôm… Đặc biệt, một sắp đặt biệt vị mang tính tiếp diễn đánh dấu bước ngoặt của nghệ sĩ.

Họa sĩ Nguyễn Minh chia sẻ, “Nhịp Phố" là triển lãm cá nhân thứ hai, đánh dấu hành trình 10 năm kể từ khi anh trình làng những tác phẩm vẽ phố đầu tiên: "10 năm vừa đủ cho thử nghiệm và trải nghiệm để tôi định vị được mình trên con đường đã chọn. Hành trình không ngừng mở rộng, khám phá, tìm kiếm, khao khát làm mới tâm tưởng và nghệ thuật thông qua nghiên cứu và thực hành được chia làm ba giai đoạn.

Trong mỗi giai đoạn ấy, chủ thể "phố" là điểm khởi đầu cũng như mạch trung tâm cho suy tư và sáng tác. Tôi thể hiện nghệ thuật bằng hơi thở của thời đại cũng như tiếng nói giàu cảm xúc và đầy lạc quan của thế hệ mình”.

Ở giai đoạn thứ nhất, Nguyễn Minh quan sát đô thị hóa, mang vác những suy tư và hoài niệm phổ biến của thời đại chứng kiến quá khứ bị mất mát và thay thế trong quá trình phát triển. Phố phát triển xóa bỏ làng, những cây cầu được xây cao trên những thân cây bị chặt xuống, những phận người co lại chật hẹp trong những hộp xi măng nơi thành thị đông đúc… tất cả được thể hiện trong tranh của Nguyễn Minh. 

Trong giai đoạn thứ hai, Nguyễn Minh đưa thêm cảm xúc và suy tư về gìn giữ di sản vào sáng tác. Một mặt, anh mở rộng phong cách tạo hình với những nét cọ và kết cấu chất liệu hiển lộ, chiều sâu phối cảnh trở thành thứ yếu và thay vào đó, nhấn mạnh không gian hai chiều của bề mặt tranh vẽ, nét và hình dạng mờ dần - đẩy cao tính biểu cảm của màu. 

Tới giai đoạn thứ ba, Nguyễn Minh hướng quan sát từ bên ngoài mà vào bên trong, kiến tạo di sản cá nhân. Anh làm chủ việc vận dụng các cặp tương phản tạo nên hài hòa tổng thể: nét - mảng, hình học - hữu cơ, trong - đặc, mờ - rõ, tĩnh - động, sáng - tối, hiện thực - trừu tượng... tinh tế và mạnh mẽ.

Cũng trong giai đoạn thứ ba, Nguyễn Minh tiếp tục những thử nghiệm điêu khắc đã bắt đầu từ giai đoạn một và kết hợp với hình tượng hạt gạo - đưa nghệ thuật của mình từ thế giới hội họa hai chiều vào không gian điêu khắc ba chiều. Không dừng ở đó, anh tạo ra một sắp đặt toàn diện và biệt vị, mang tính thể nghiệm cao. Tại đây, anh đan cài tương tác của hội họa, điêu khắc, không gian triển lãm và cả chiều kích phù du của thời gian, hứa hẹn để lại nhiều suy tư nơi khán giả.

Hoạ sĩ Nguyễn Minh tâm sự, anh đã đi từ bên ngoài vào bên trong, từ cái đương thời về cái khởi thuỷ, quay trở lại bản ngã của mình: "Hạt gạo có nếp có tẻ, biểu trưng cho sự cân bằng - âm-dương, với hình dạng cong mềm đối lập với hình khối đa diện của phố... cùng với những cặp đối lập khác vẫn xuất hiện trong tạo hình của tôi: mảng-nét, đặc-rỗng, tĩnh-động… tiếp tục phản ảnh những suy tư của tôi về cũ-mới, truyền thống-đương đại, bất biến-biến đổi..."

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, hoạ sĩ Nguyễn Minh đã tìm thấy con đường của riêng anh và đang từng bước dựng lên con đường đó, đẩy nó vươn về phía trước: “Lâu nay, trong đời sống hội họa Việt Nam, thương hiệu "Phố Phái” đã trở thành một quyền lực mang đầy tính “cảnh báo” và “đe dọa” với tất cả các họa sỹ Việt Nam định vẽ phố. Có không ít những họa sỹ đi theo con đường của ông Vua phố Bùi Xuân Phái và bị “mất hút” vào những con phố kỳ vĩ và bí ẩn mang tên Bùi Xuân Phái. Nhưng họa sỹ Nguyễn Minh thì khác, anh đã dựng lên những con phố của mình – những con phố của thời đại anh. Đấy chính là lý do mà đồng nghiệp gọi anh bằng một cái tên “Minh Phố”. 

Triển lãm "Nhịp phố" diễn ra từ ngày 25/12 tới 29/12 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lần đầu tiên xuất hiện tranh “ăn mòn inox” trong triển lãm ở TP.HCM
Lần đầu tiên xuất hiện tranh “ăn mòn inox” trong triển lãm ở TP.HCM

VOV.VN - Sáng 23/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, hai họa sĩ Trần Trọng Đạt và Nguyễn Ngọc Vinh khai mạc triển lãm tranh cá nhân với chủ đề “Vũ điệu cuộc sống- Nơi cảm xúc tìm về”. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 30/12.

Lần đầu tiên xuất hiện tranh “ăn mòn inox” trong triển lãm ở TP.HCM

Lần đầu tiên xuất hiện tranh “ăn mòn inox” trong triển lãm ở TP.HCM

VOV.VN - Sáng 23/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, hai họa sĩ Trần Trọng Đạt và Nguyễn Ngọc Vinh khai mạc triển lãm tranh cá nhân với chủ đề “Vũ điệu cuộc sống- Nơi cảm xúc tìm về”. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 30/12.

Triển lãm "Hồi sinh" - Một góc nhìn khác về chiến tranh
Triển lãm "Hồi sinh" - Một góc nhìn khác về chiến tranh

VOV.VN - Hành trình của hai hoạ sĩ ở hai mốc thời gian khác nhau, nhưng tựu trung là những trang nhật ký nối dài của những vùng đất, câu chuyện thời sự và con người mà họ đã tiếp xúc.

Triển lãm "Hồi sinh" - Một góc nhìn khác về chiến tranh

Triển lãm "Hồi sinh" - Một góc nhìn khác về chiến tranh

VOV.VN - Hành trình của hai hoạ sĩ ở hai mốc thời gian khác nhau, nhưng tựu trung là những trang nhật ký nối dài của những vùng đất, câu chuyện thời sự và con người mà họ đã tiếp xúc.

Khai mạc triển lãm ảnh "30 năm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc"
Khai mạc triển lãm ảnh "30 năm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc"

VOV.VN - Triển lãm do Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) tổ chức khai mạc sáng 14/12. Triển lãm giới thiệu những dấu mốc quan trọng trong 30 năm hợp tác và trao đổi song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa...

Khai mạc triển lãm ảnh "30 năm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc"

Khai mạc triển lãm ảnh "30 năm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc"

VOV.VN - Triển lãm do Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) tổ chức khai mạc sáng 14/12. Triển lãm giới thiệu những dấu mốc quan trọng trong 30 năm hợp tác và trao đổi song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa...