Phát hiện "trung tâm" chạm khắc đá cổ ở Mù Cang Chải

VOV.VN - Bảo tàng Yên Bái và chuyên gia khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện thêm 15 khối đá chạm khắc cổ tại thôn Háng Chua Xay, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải.

Địa điểm mới phát hiện đá chạm khắc cổ nằm ở độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển và cách trụ sở UBND xã Chế Cu Nha khoảng 4 km đường chim bay về hướng Đông. Các khối đá được chạm khắc khá nhiều loại hình, to từ 0,5 đến 4 mét khối, nằm thành hai cụm, cách nhau khoảng 15m theo hướng Bắc - Nam.

Thống kê có 15 sa thạch thể khối có dạng hình trụ, hình tháp, hình búp măng… và đều có mặt phẳng hơi lồi, trên bề mặt đều chạm khắc phủ kín các loại hình như: hình tròn đồng tâm lõm, hình thoi lõm và hình ruộng bậc thang "tầng tầng lớp lớp". Hai cụm đá chạm khắc cổ mới được phát hiện nghi là bãi trung tâm trong số các bãi đá chạm khắc cổ được phát hiện ở Mù Cang Chải.

Sơ bộ cho thấy, các hình khắc khá tỉ mỉ, kì công, uốn lượn mềm mại theo mặt lồi lõm của mặt đá. Riêng ruộng bậc thang vẫn là thể loại đề tài chính trên các khối đá, giống như đã từng được phát hiện ở các thôn: Hồng Nhì Pá, Tà Gênh, Hú Trù Lình của xã Lao Chải vào các năm 2015, 2020, 2021 và năm 2022.

Điểm khác biệt phát hiện mới đây ở tại thôn Háng Chua Xay là tập trung khá nhiều, còn các điểm ở các thôn khác chí có từ một đến hai khối đá chạm khắc cổ.

Theo ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, dưới góc độ của các nhà dân tộc học, khảo cổ học đánh giá thì có thể các vết khắc của người Mông bản địa, vì không gian môi trường hiện đang sản xuất, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang rất gần gũi với các vết khắc trên đá được phát hiện, có thể vẫn là các bản "thiết kế ruộng bậc thang” hoặc họa lại ruộng bậc thang trên đá và nghi đây là địa điểm của Trung tâm chạm khắc đá cổ Mù Cang Chải, vì Chế Cu Nha là xã có nhiều ruộng bậc thang nhất Tây Bắc.

Tuy nhiên, để chính xác những bản thông điệp trên đá, cần phải có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học để giải mã cả niên đại và cả về lĩnh vực dân tộc học.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Gần 180 nhà dân bị thiệt hại do dông lốc ở Yên Bái
Gần 180 nhà dân bị thiệt hại do dông lốc ở Yên Bái

VOV.VN - Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, dông lốc kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn vào các ngày 28/3 và 29/3 đã làm 178 hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với các mức độ khác nhau, 01 người bị thương do tấm lợp rơi vào.

Gần 180 nhà dân bị thiệt hại do dông lốc ở Yên Bái

Gần 180 nhà dân bị thiệt hại do dông lốc ở Yên Bái

VOV.VN - Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, dông lốc kèm mưa đá xảy ra trên địa bàn vào các ngày 28/3 và 29/3 đã làm 178 hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với các mức độ khác nhau, 01 người bị thương do tấm lợp rơi vào.

Độc đáo nghi thức "Tết rừng" ở Yên Bái
Độc đáo nghi thức "Tết rừng" ở Yên Bái

VOV.VN - Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Yên Bái) là nơi định cư lâu đời của bà con dân tộc Mông. Rừng là nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng; rừng cũng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên... Do vậy, để bảo vệ tốt những cánh rừng nguyên sinh, hàng năm bà con người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức Tết rừng với nhiều nghi thức độc đáo.

Độc đáo nghi thức "Tết rừng" ở Yên Bái

Độc đáo nghi thức "Tết rừng" ở Yên Bái

VOV.VN - Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Yên Bái) là nơi định cư lâu đời của bà con dân tộc Mông. Rừng là nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng; rừng cũng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên... Do vậy, để bảo vệ tốt những cánh rừng nguyên sinh, hàng năm bà con người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức Tết rừng với nhiều nghi thức độc đáo.

Vì sao lại có đồng xu trong thiệp mời cưới của người Dao đỏ?
Vì sao lại có đồng xu trong thiệp mời cưới của người Dao đỏ?

VOV.VN - Xã hội ngày càng phát triển, nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số đã bị mai một, lãng quên. Tuy vậy, với bà con dân tộc Dao đỏ, những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn đến ngày nay. Một trong số phải kể đến đó là đồng xu kèm thiệp mời dự lễ cưới.

Vì sao lại có đồng xu trong thiệp mời cưới của người Dao đỏ?

Vì sao lại có đồng xu trong thiệp mời cưới của người Dao đỏ?

VOV.VN - Xã hội ngày càng phát triển, nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số đã bị mai một, lãng quên. Tuy vậy, với bà con dân tộc Dao đỏ, những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn đến ngày nay. Một trong số phải kể đến đó là đồng xu kèm thiệp mời dự lễ cưới.

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông 2024
Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông 2024

VOV.VN - Theo thông lệ, cứ vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng hàng năm, Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) lại khai hội. Năm nay, lễ hội đầu năm được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/02 (tức ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông 2024

VOV.VN - Theo thông lệ, cứ vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng hàng năm, Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) lại khai hội. Năm nay, lễ hội đầu năm được tổ chức trong hai ngày 20 và 21/02 (tức ngày 11 và 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông.