Phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng theo hình thức xã hội hóa

VOV.VN - Cục Xuất bản, In và Phát hành, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên ký kết thực hiện chương trình phối hợp triển khai phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng theo hướng xã hội hoá.

Chiều ngày 2/12, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost), Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức Lễ công bố và ký kết chương trình phối hợp triển khai kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2020-2030, theo hình thức xã hội hóa, trong thời gian 5 năm (2020 - 2025).

Chương trình nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người và triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 329/QĐTTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Chương trình sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Từ năm 2020 – 2021, xuất bản 30 đầu sách (mỗi đầu sách in 4.000 bản) và chuyển giao đến 4.000 điểm giao dịch do Trung Nguyên lựa chọn trên cơ sở đề xuất của VietnamPost. 

Giai đoạn 2: Từ năm 2022 – 2023, tiếp tục in mỗi đầu sách 4.000 bản (trong 30 cuốn sách thực hiện ở giai đoạn 1) và tiếp tục chuyển giao đến 4.000 điểm giao dịch trên toàn quốc, chuyển các sách đã in sang phiên bản sách điện tử để phát hành sách điện tử đến các điểm giao dịch. 

Giai đoạn 3: Từ năm 2024-2025, in mỗi đầu sách 5.000 bản và tiếp tục chuyển giao đến các điểm giao dịch của VietnamPost và các điểm phát hành khác.

Đồng hành với chương trình, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ hỗ trợ vận chuyển sách đến các điểm giao dịch tại 63 tỉnh thành trong cả nước và hỗ trợ cơ sở vật chất, nhân lực vận hành hệ thống tủ sách tại các điểm bưu cục của VietnamPost.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định: "Dù số lượng sách chưa nhiều nhưng sự kết hợp này đánh dấu một phương thức mới trong việc triển khai chủ trương xã hội hoá hoạt động xuất bản, huy động nguồn lực xã hội phát triển vào văn hoá đọc. Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng rằng với sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân, phong trào đọc sách trong cộng đồng sẽ ngày càng phát triển, để qua đó từng bước xây dựng và phát triển được thói quen đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ ở thành phố, đô thị mà còn lan toả tới vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội. 

Từ các tủ sách ban đầu phục vụ các điểm bưu điểm văn hoá xã, chương trình sẽ nhân rộng các điểm phục vụ bạn đọc, đồng thời luân chuyển sách tới các hệ thống thư viện công cộng, hệ thống thư viện chuyên ngành, hệ thống thư viện, tủ sách thuộc các cơ quan, đoàn thể, gia đình, dòng họ...để phát huy hiệu quả giá trị của các tủ sách và nâng mức độ thụ hưởng văn hoá đọc trong cộng đồng". 

Cũng trong buổi lễ, Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng công bố 6 đầu sách xuất bản đợt I - năm 2020 trong số danh mục 24 đầu sách thuộc chương trình phối hợp triển khai kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2020 – 2030 theo hướng xã hội hóa. 

Các đầu sách cụ thể là: "Những bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam" (tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông); "Những dược liệu quý làm thuốc chữa bệnh từ rau quả, cây cảnh vườn nhà" (tác giả: GS.TSKH.BS.VS Đái Duy Ban, Lương y ĐKQG Bùi Đắc Sáng và PGS.TS Trần Nhân Thắng); "Đào tạo quản lý chất lượng theo kiểu Nhật Bản vòng tuần hoàn tâm thế tốt" (tác giả: Yumiko Kawanishi); "Định vị" (tác giả Al Ries & Jack Trout); "Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới" (tác giả Samuel P.Huntington) và cuốn "Trật tự thế giới" (tác giả: Henry Kissinger). 

Với các đầu sách được tuyển chọn kỹ lưỡng từ hàng ngàn cuốn sách có giá trị của nhiều tác giả trong và ngoài nước, bạn đọc sẽ nắm bắt được những kiến thức nền tảng về những lĩnh vực căn bản nhất của cuộc sống. Cùng với hệ thống phát hành rộng khắp cả nước với hàng chục nghìn điểm bưu điện văn hóa xã, các thư viện, tủ sách dòng họ, xã phường…

Chương trình mong muốn sẽ đưa được những xuất bản phẩm hay, có giá trị đến với bạn đọc ở mọi miền đất nước. Qua đó bạn đọc sẽ tiếp cận được với những kiến thức mới, có tính chất nền tảng, giúp các bạn có sức mạnh tri thức toàn diện, từ đó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, sức mạnh thể chất để Khởi chí - Lập thân - Khởi nghiệp kiến quốc giúp quốc gia giàu mạnh và trường tồn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

VOV.VN - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên của công nghệ nghe nhìn đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

VOV.VN - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên của công nghệ nghe nhìn đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc.

Trao giải cuộc thi và công bố Đại sứ văn hoá đọc 2020
Trao giải cuộc thi và công bố Đại sứ văn hoá đọc 2020

VOV.VN - Em Đặng Phương Nam, lớp B3-LT35, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an và Nguyễn Hoàng Yến, học sinh lớp 10A1 Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trở thành hai Đại sứ văn hóa đọc 2020.

Trao giải cuộc thi và công bố Đại sứ văn hoá đọc 2020

Trao giải cuộc thi và công bố Đại sứ văn hoá đọc 2020

VOV.VN - Em Đặng Phương Nam, lớp B3-LT35, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an và Nguyễn Hoàng Yến, học sinh lớp 10A1 Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trở thành hai Đại sứ văn hóa đọc 2020.

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19
Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

VOV.VN - Tinh thần đọc sách, nghiên cứu sách và tìm hiểu về sách tại nhà vẫn được người dân duy trì trong những ngày giãn cách xã hội này.

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

Văn hóa đọc ở Cần Thơ vẫn chưa bị mai một mặc dịch Covid-19

VOV.VN - Tinh thần đọc sách, nghiên cứu sách và tìm hiểu về sách tại nhà vẫn được người dân duy trì trong những ngày giãn cách xã hội này.