Sách mới "Nói hay Đừng" tri ân cây bút thời sự - bình luận đặc sắc Lý Sinh Sự

VOV.VN - Sáng 18/6, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt sách "Nói hay Đừng" và tri ân tác giả Lý Sinh Sự - Hà Văn - Trần Chinh Đức - Trần Đức Chính (Nguyên Phó Tổng biên tập báo Lao Động, Tổng Biên tập Nhà báo và Công luận).

Năm 1994, trên mục "Nói hay Đừng" của báo Lao Động bắt đầu xuất hiện cái tên Lý Sinh Sự. Lý Sinh Sự gắn liền với những bài bình luận theo phong cách “thích gây sự” - dám tuyên chiến với thói hư tật xấu và cả những nghịch lý ở đời. Những bài viết của ông xuất hiện đều đặn trên các số báo cuối tuần, cuối tháng, đặc san của một vài tờ báo khác.

Sau này, người ta mới biết, Lý Sinh Sự - tác giả của hàng trăm bài báo trên mục "Nói hay Đừng" của báo Lao Động chính là nhà báo Trần Đức Chính (còn có bút danh (Hà Văn, Trần Chinh Đức) – nguyên Phó Tổng biên tập báo Lao Động, Tổng Biên tập Nhà báo và Công luận. Ông từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1967. Từ 1968 – 1972, ông là phóng viên chiến trường tại Vĩnh Linh (Quảng Trị) và đường mòn Hồ Chí Minh. Ông từng học Đại học Văn hóa Leeningrát (Liên Xô cũ). Ông công tác tại báo Lao Động từ cuối năm 1967 nhưng đến năm 1994 mới chính thức “cầm trịch” mục "Nói hay Đừng" trên báo Lao Động.

Nhà báo Trần Đình Thảo nhẩm tính rằng, trong 10 năm đầu gác mục "Nói hay Đừng", đều đều như vắt chanh, mỗi ngày ông viết một bài cho chuyên mục, một tháng 30 bài, một năm 360 ngày, 10 năm 3.600 bài thể hiện dưới hình thức tiểu phẩm báo chí. Đó là chưa kể ông còn có khoảng 10% bài đăng trên các báo khác, tức là trên dưới 4.000 bài tiểu phẩm.

“Nhẩm tính thì cụ Lý (cách nhà báo Trần Đức Thảo gọi nhà báo Lý Sinh Sự) đã có khoảng trên dưới 6.000 bài "Nói hay Đừng" đăng báo, nghĩa là cụ đã “gây sự” với xã hội, với quan chức, với cơ chế, với những điều sai quấy trong cuộc sống và gây “nghiền” cho không ít bạn đọc”, nhà báo Trần Đình Thảo nói.

Và nhà báo Lý Sinh Sự đã không chỉ giữ chuyên mục "Nói hay Đừng" trong 10 năm mà kéo dài tới 20 năm. Cho đến khi đã về hưu, ở tuổi 70, ông vẫn đều đặn viết bài cho chuyên mục này với văn phong vô cùng ổn định, sắc lẹm và cao tay.

Năm nay, Lý Sinh Sự - Trần Đức Chính đã bước vào tuổi “bát thập cổ lai hy”. Vì lẽ đó mà gia đình, đồng nghiệp muốn làm một điều gì đó cho ông vui nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng là để tri ân đóng góp và cống hiến của ông trong suốt 40 năm bền bỉ, miệt mài với nghề báo, với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam… mà cùng chung tay thực hiện và xuất bản cuốn sách "Nói hay Đừng".

Cuốn sách "Nói hay Đừng" dày 472 trang, gồm 4 phần. Phần I tập hợp 68 bài bình luận, tiểu phẩm báo chí đã đăng trên mục "Nói hay Đừng" của báo Lao Động từ năm 1995 đến 2012 với bút danh Lý Sinh Sự. Phần II gồm 12 phóng sự đã đăng trên báo Lao Động và một số báo khácvới bút danh Trần Chinh Đức. Phần III là 57 bài viết tản mạn – chuyện dọc đường với bút danh Hà Văn. Phần IV gồm các bài viết, hình ảnh kỷ niệm của 12 bạn bè, đồng nghiệp với nhà báo Trần Đức Chính.

Theo nhà báo Lưu Quang Định, cái khó cho những người biên soạn cuốn sách là chọn cái gì, bỏ cái gì vì khối lượng tác phẩm của nhà báo Trần Đức Chính rất đồ sộ, trong khi khuôn khổ cuốn sách có hạn, phải chọn lọc những bài viết tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông để tạo được sự hấp dẫn cho người đọc.

Nhà báo Trần Đình Thảo chia sẻ, các đồng nghiệp biên soạn cuốn sách này đã công bố hết thảy chân dung nghề nghiệp của nhà báo Trần Đức Chính - cây bút đặc sắc về thời sự - bình luận.

“Nhà báo Lý Sinh Sự là cây bút được độc giả yêu mến, quan tâm đón đọc mỗi ngày khi có tờ báo trong tay. Văn phong độc đáo, dị biệt nhưng mạch lạc, dân dã, hóm hỉnh cuốn hút bạn đọc lạ kỳ dù bài báo chỉ bằng “bàn tay” trên trang báo. Cuốn sách này đến tay bạn đọc khi cụ Lý vừa tròn 80 tuổi và vừa kịp dịp kỷ niện ngày Báo chí Cách mang Việt Nam 21/6 năm nay”, nhà báo Trần Đình Thảo bày tỏ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà văn và câu chuyện sống bằng nghề viết
Nhà văn và câu chuyện sống bằng nghề viết

VOV.VN - Song song với quá trình sáng tạo văn chương là nỗi lo cơm áo gạo tiền, đảm bảo các điều kiện cuộc sống hàng ngày. Các nhà văn hiện tại đang sống và viết trong điều kiện ra sao?

Nhà văn và câu chuyện sống bằng nghề viết

Nhà văn và câu chuyện sống bằng nghề viết

VOV.VN - Song song với quá trình sáng tạo văn chương là nỗi lo cơm áo gạo tiền, đảm bảo các điều kiện cuộc sống hàng ngày. Các nhà văn hiện tại đang sống và viết trong điều kiện ra sao?

Cuốn hồi ký phơi bày mặt trái của ngành giải trí đối với diễn viên nhí
Cuốn hồi ký phơi bày mặt trái của ngành giải trí đối với diễn viên nhí

VOV.VN - Trong hồi ký “Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa”, Jennette McCurdy không chỉ tiết lộ những tháng ngày bị kiểm soát, lạm dụng dưới bàn tay của mẹ cô, mà còn phơi bày những mặt tối của ngành công nghiệp giải trí đối với các diễn viên nhí.

Cuốn hồi ký phơi bày mặt trái của ngành giải trí đối với diễn viên nhí

Cuốn hồi ký phơi bày mặt trái của ngành giải trí đối với diễn viên nhí

VOV.VN - Trong hồi ký “Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa”, Jennette McCurdy không chỉ tiết lộ những tháng ngày bị kiểm soát, lạm dụng dưới bàn tay của mẹ cô, mà còn phơi bày những mặt tối của ngành công nghiệp giải trí đối với các diễn viên nhí.

Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát
Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát

VOV.VN - Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) là một trong những gương mặt như vậy. Sau hai tập thơ đầu: Tư duy S (NXB Văn học 2005) và Homo Sapiens Người tinh khôn (NXB Văn học 2009), Trương Xuân Thiên đã tìm về thể lục bát với sự ra mắt hai tập thơ: Áo hồ ly (NXB Văn học, 2017) và Lục bát tình nhân (NXB Thanh Hóa, 2021).

Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát

Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát

VOV.VN - Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) là một trong những gương mặt như vậy. Sau hai tập thơ đầu: Tư duy S (NXB Văn học 2005) và Homo Sapiens Người tinh khôn (NXB Văn học 2009), Trương Xuân Thiên đã tìm về thể lục bát với sự ra mắt hai tập thơ: Áo hồ ly (NXB Văn học, 2017) và Lục bát tình nhân (NXB Thanh Hóa, 2021).