Giới phê bình lên tiếng: "Thật xấu hổ khi Cannes 2021 vẫn xem thường phái nữ"

VOV.VN - Trong số 24 bộ phim đang cạnh tranh cho giải thưởng Cành Cọ Vàng đầy uy tín tại liên hoan phim Cannes năm nay, chỉ có 4 bộ phim được đạo diễn bởi nữ giới.

Các nhà tổ chức liên hoan phim khẳng định họ chọn phim dựa trên giá trị chứ không phải dựa vào chủng tộc, giới tính hay quốc tịch. Thế nhưng chỉ có 4 tác phẩm do phụ nữ đạo diễn trong số 24 bộ phim tranh giải Cành Cọ Vàng, mặc dù số lượng các đạo diễn nữ góp mặt trong các sự kiện và cuộc thi song song khác đã tăng lên - một "kịch bản quen thuộc" đang diễn ra tại LHP Cannes.

Trong lịch sử 74 năm của giải thưởng này, chỉ duy nhất có một người đạo diễn nữ từng giành được giải Cành Cọ Vàng, giải thưởng uy tín nhất của ngành công nghiệp điện ảnh là Jane Campion cho tác phẩm “The Piano”  vào năm 1993.

Các cuộc tranh luận về việc có nên đổ lỗi cho hội đồng tuyển chọn của liên hoan phim, rộng hơn là ngành công nghiệp điện ảnh đã trở thành thường lệ. Những đấu tranh về vấn đề bình đẳng giới trong ngành điện ảnh, cụ thể là tại liên hoan phim Cannes đã đạt dấu mốc vào năm 2018. Với phong trào #MeToo hoạt động sôi nổi lúc bấy giờ, 82 phụ nữ đã tổ chức một cuộc biểu tình trên bậc thềm của trung tâm hội nghị Palais tại Cannes, Pháp. Trong đó có sự góp mặt của những tên tuổi như Jane Fonda, Cate Blanchett, Marion Cotillard và Patty Jenkins, đạo diễn của “Wonder Woman”.

"Chúng tôi có 82 người, đạt diện cho số lượng nữ đạo diễn từng bước chân lên bậc cầu thang của Liên hoan phim Cannes kể từ năm 1946 đến nay. Trong cùng thời điểm, 1.688 đạo diễn nam đã từng bước chân lên cầu thang này. Một chênh lệch đáng ngạc nhiên. Thêm vào đó, các đạo diễn tranh giải ở Cannes 71 quá nhiều nam nhưng lại ít đạo diễn nữ" - Cate Blanchett nhấn mạnh.

Liên hoan phim Cannes 2021 ít nhất có thể tự hào về một danh sách cân bằng hơn khi bao gồm các giải thưởng khác của chuỗi sự kiện, với khoảng 40 tác phẩm của các nhà làm phim nữ được trình chiếu. 3 trong số 4 đạo diễn nữ tham gia tranh giải là người Pháp: Mia Hansen-Love (“Bergman Island”), Catherine Corsini (“The Divide”) và Julia Ducournau (“Titane”), cùng với Ildikó Enyei của Hungary (“The Story of My Wife”).

Các nhà tổ chức liên hoan phim khẳng định rằng lụa chọn của họ dựa giá trị của tác phẩm nhưng một số nhân vật nổi tiếng (thường là nam giới) trong giới điện ảnh hàn lâm và những gương mặt quen thuộc tại Cannes thực tế đã được đảm bảo một giải thưởng vì "lợi thế sân nhà" ngay cả khi những bộ phim đó không đạt đủ chất lượng. 

Một số chuyên gia cho rằng nữ đạo diễn Jane Campion đáng ra đã có thể được nằm trong danh sách đề cử năm nay nếu không có xung đột giữa liên hoan phim với Netflix, nhà sản xuất của bộ phim "The Power of the Dog".

"Không có gì ngạc nhiên khi lịch sử của Liên hoan phim Cannes đa phần phụ thuộc vào việc tôn vinh những thành tựu của nam giới khi chính những giải thưởng được lập ra bởi chính nam giới," Sophie Monks Kaufman, đồng chủ tịch của tổ chức phê bình Times Up UK Critics cho biết.

Việc chỉ lựa chọn 4 phụ nữ trong danh sách tranh giải năm nay là "sự xấu hổ", bà nói thêm, "đặc biệt là khi đại diện nữ theo thống kê năm 2021 kém hơn so với năm 2019 dù xếp hạng cạnh tranh đã tăng từ 21 lên 24 tác phẩm".

Tuy nhiên, những tác phẩm lọt vào danh sách sẽ được đánh giá bởi một hội đồng có sự xuất hiện áp đảo của nữ giới với 5 giám khảo gồm nữ diễn viên Mélanie Lauren, nữ ca sĩ Mylène Farmer, đạo diễn Jessica Hausner, đạo diễn Mati Diop và nữ diễn viên Maggie Gyllenhaal. 

"Ước mơ của tôi là đây sẽ là liên hoan phim đầu tiên và cuối cùng có những tranh luận về phụ nữ", Laurent nói trong một cuộc họp báo trên French Riviera, vây quanh bởi các thành viên ban giám khảo đeo khẩu trang trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ Covid-19.

Nữ đạo diễn Mati Diop, người có bộ phim đầu tay "Atlantics" đã giành được giải thưởng cao nhất tại Cannes 2019, cho biết cô cũng hy vọng một ngày nào đó thế giới điện ảnh sẽ không còn những phân biệt như vậy. 

Nếu như giải thưởng lớn Cành cọ Vàng gây tranh cãi về việc ít đạo diễn nữ thì Cannes năm nay có nhiều điều đáng mong đợi hơn ngoài ngoài giải thưởng chính. Cán cân giới tính nghiêng ít về nam giới ở các hạng mục khác. 

Cụ thể 12/24 bộ phim được chiếu trong sự kiện Directors’ Fortnight (tạm dịch Tuần lễ Đạo diễn) là của các nhà làm phim nữ, trong đó có màn ra mắt mảng đạo diễn của Luàna Bajrami, người đã xuất hiện trong bộ phim “Portrait of a Lady on Fire”. Bên cạnh đó, Tuần lễ phê bình quốc tế, tập trung vào các đạo diễn trẻ, có 7 bộ phim thuộc về các đại diện nữ trong số 13 tác phẩm.

Giới chuyên môn hy vọng sự góp mặt của nữ giới tại Cannes sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, đặc biệt với sự bổ nhiệm của chuyên gia phê bình điện ảnh Ava Cahen làm giám đốc nghệ thuật mới của Tuần lễ phê bình phim quốc tế. Sinh năm 1986, cô là người trẻ nhất từng giữ chức vụ này và sẽ tiếp quản vị trí của đạo diễn Charles Tesson sau sự kiện năm nay.

Cùng với đó, tác phẩm “Peaceful” của nữ đạo diễn người Pháp Emmanuelle Bercot với sự góp mặt của biểu tượng tuyệt vời làng phim Gallic Catherine Deneuve được công chiếu tại Cannes là dấu mốc quan trọng. Ngoài ra buổi công chiếu tác phẩm đầu tay của đạo diễn Charlotte Gainsbourg , một bộ phim tài liệu về mẹ cô là Jane Birkin cũng nhận được nhiều sự chú ý.

Đặc biệt, nữ diễn viên kiêm đạo diễn người Mỹ Jodie Foster với bộ phim “Taxi Driver” và “Silence of the Lambs” đã được vinh danh với giải thưởng "Cành cọ vàng danh dự" cho thành tựu trọn đời. Đạo diễn Pedro Almodóvar - người trao giải cho Jodie Foster đã dành nhiều lời ca ngợi cho cô: "Vào thời điểm mà các nhà làm phim nữ rất hiếm ở ngành công nghiệp điện ảnh, cô ấy đã chọn cho mình các vai diễn hết sức thông minh" và đồng thời ca ngợi ngôi sao người Mỹ đã tạo nên một chân dung phụ nữ trong điện ảnh vô cùng mạnh mẽ. 

Phát biểu khi nhận giải, Jodie Foster cho biết chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để phụ nữ tham gia vào lĩnh vực điện ảnh. Jodie nói rằng phim ảnh đã quá lâu bị thiếu vắng góc nhìn của phụ nữ. Cô khuyến khích các nhà làm phim nữ mới chớm nở tìm kiếm sự thật của riêng mình và không cố gắng làm hài lòng người khác. Jodie phản đối ý tưởng đặt giới hạn cho đại diện của nữ giới. 

Minh tinh cũng bày tỏ quan điểm rằng sự thống trị của nam giới đối với ngành công nghiệp này "không thay đổi hoàn toàn" nhưng "bây giờ có một nhận thức rằng đã quá lâu chúng ta không nghe những câu chuyện do phụ nữ kể ... Và đây chính là khoảnh khắc dành cho chúng ta, thời điểm phụ nữ tham gia vào ngành công nghiệp này"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoa hậu Pháp 2018 diện đầm xuyên thấu, đọ sắc với dàn mỹ nhân trên thảm đỏ Cannes
Hoa hậu Pháp 2018 diện đầm xuyên thấu, đọ sắc với dàn mỹ nhân trên thảm đỏ Cannes

VOV.VN - Sở hữu nhan sắc kiêu sa, Hoa hậu Maeva Coucke là tâm điểm chú ý của truyền thông khi xuất hiện trên thảm đỏ LHP Cannes ngày thứ 4.

Hoa hậu Pháp 2018 diện đầm xuyên thấu, đọ sắc với dàn mỹ nhân trên thảm đỏ Cannes

Hoa hậu Pháp 2018 diện đầm xuyên thấu, đọ sắc với dàn mỹ nhân trên thảm đỏ Cannes

VOV.VN - Sở hữu nhan sắc kiêu sa, Hoa hậu Maeva Coucke là tâm điểm chú ý của truyền thông khi xuất hiện trên thảm đỏ LHP Cannes ngày thứ 4.

Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá dự tiệc tối tại LHP Cannes
Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá dự tiệc tối tại LHP Cannes

VOV.VN - Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá, diện đầm ôm sát cơ thể khoe body nóng bỏng dự tiệc tối tại LHP Cannes diễn ra ở Pháp.

Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá dự tiệc tối tại LHP Cannes

Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá dự tiệc tối tại LHP Cannes

VOV.VN - Bella Hadid đeo trang sức kim cương đắt giá, diện đầm ôm sát cơ thể khoe body nóng bỏng dự tiệc tối tại LHP Cannes diễn ra ở Pháp.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á
Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á

VOV.VN - Điện ảnh Châu Á tiếp tục gây chú ý tại Liên hoan phim Cannes 2021 với những cái tên nổi bật từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á

Liên hoan phim Cannes 2021: Sự đổ bộ của những tuyệt tác châu Á

VOV.VN - Điện ảnh Châu Á tiếp tục gây chú ý tại Liên hoan phim Cannes 2021 với những cái tên nổi bật từ các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản.

Những bộ trang phục táo bạo trên thảm đỏ các kỳ Liên hoan phim Cannes
Những bộ trang phục táo bạo trên thảm đỏ các kỳ Liên hoan phim Cannes

VOV.VN - Thảm đỏ Liên hoan phim Cannes luôn là nơi các mỹ nhân đua nhau diện những bộ trang phục gây chú ý.

Những bộ trang phục táo bạo trên thảm đỏ các kỳ Liên hoan phim Cannes

Những bộ trang phục táo bạo trên thảm đỏ các kỳ Liên hoan phim Cannes

VOV.VN - Thảm đỏ Liên hoan phim Cannes luôn là nơi các mỹ nhân đua nhau diện những bộ trang phục gây chú ý.