Những phim bị chê dở nhất năm 2021

VOV.VN - Các nhà phê bình điện ảnh vừa chia sẻ với trang Variety về những bộ phim tệ nhất năm 2021, trong đó có cả cái tên đình đám như "Venom: Let There Be Carnage" hay "Cherry" của "Người Nhện" Tom Holland.

Cherry

Đứng đầu tiên trong danh sách là bộ phim "Cherry" có sự góp mặt của Tom Holland trong một vai diễn lạ lẫm. Nam diễn viên vào vai một cựu binh trở về từ chiến trường Iraq, sau đó chìm vào nghiện ngập và liên tục đi cướp ngân hàng. Tuy nhiên những vụ cướp hay tình tiết trong phim được cho là bị thổi phồng quá mức. Khán giả từng trông đợi vào màu sắc mới của "Người Nhện" Tom Holland, cũng như bàn tay tài ba của bộ đôi nhà sản xuất Anthony và Joe Russo, tuy nhiên cả hai điều này đã không xảy ra.

Music

Nữ ca sĩ Sia đã chịu phản ứng dữ dội khi phim "Music" sử dụng Maddie Ziegler - một diễn viên hoàn toàn khỏe mạnh để thủ vai một người tự kỷ mất khả năng ngôn ngữ. Các nhà phê bình của Variety cho rằng những người mắc chứng tự kỷ sẽ không ăn mặc như nhân vật trong phim. Ngoài ra, phim cũng bị chê là lan man dài dòng khi mô tả cách âm nhạc cứu rỗi cuộc đời của nhiều "mảnh đời bất hạnh", như cô chị cùng cha khác mẹ, người hàng xóm hay cựu võ sĩ quyền anh đang chiến đấu với bệnh tật. 

C'mon C'mon

Bộ phim bị nhận xét là "yếu đuối" và không có điểm nhấn. Cách kể chuyện cũng không hợp lý, ví dụ như một người mẹ sẵn lòng để cậu em vốn thích lang thang trông chừng con trai mình, trong lúc đến một thành phố khác để chăm sóc chồng cũ. Người mẹ dường như cũng chẳng quan tâm đến con trai, trong khi cậu em mải mê với công việc thường phải đi khắp đất nước. Dù được khen ngợi cho những cảnh quay đẹp mắt, nhưng "C'mon C'mon" bị nhận xét là một bộ phim "uể oải, khờ khạo" về tình bạn.

The Woman in the Window

Sử dụng mô-típ phim kinh dị trong các ngôi nhà bí ẩn, "The Woman in the Window" bị các nhà phê bình chỉ ra nhiều "hạt sạn". Bộ phim xoay quanh một nữ bác sĩ tâm lý sống cô độc, phụ thuộc vào rượu và thuốc điều trị. Mắc chứng sợ không gian rộng, nhưng trong phim dường như cô thích thú với điều đó. Cô dành nhiều thời gian để bên cửa sổ để quan sát cuộc sống xung quanh, sau đó tình cờ chứng kiến vụ giết người ở nhà đối diện. Điều này khá phi lý vì chẳng mấy khi tội ác lại diễn ra lộ liễu với rèm và cửa sổ mở tung.

Locked Down

Sự góp mặt của Anne Hathaway không giúp cho bộ phim về đề tài COVID-19 có tên "Locked Down" được đánh giá cao. Cô vào vai một nữ quản lý, cùng bạn trai lợi dụng thời dịch để lấy cắp viên kim cương quý giá trong chính cửa hàng mình làm việc. Nội dung phim được cho là gây khó chịu cho những người đang chống chọi với Covid-19, còn ê-kíp sản xuất đã quá lãng phí khi dàn xếp khu trung tâm Harrod nổi tiếng chỉ để làm một vụ trộm ngốc nghếch.

The Man Who Sold His Skin

Kể về một người tị nạn Syria buộc phải biến mình thành một tác phẩm nghệ thuật để đến châu Âu, không rõ thông điệp của "The Man Who Sold His Skin" là chỉ trích sự hời hợt nông cạn của giới nghệ thuật hay việc coi trọng nghệ thuật hơn cuộc sống con người. Nhân vật chính đã chấp nhận trở thành tác phẩm sống, được trưng bày sau đó bị bán đấu giá. Theo các nhà phê bình, nhà sản xuất nhẽ ra nên dùng tiền làm phim để làm thiện nguyện hoặc ủng hộ các quỹ bảo vệ nhân quyền, thay vì lãng phí thời gian của người xem.

Venom: Let There Be Carnage

Phần tiếp theo của "Venom" (2018) bị đánh giá là một tác phẩm cẩu thả. Vốn được gấp rút sản xuất để phát hành trong năm 2020, bộ phim siêu anh hùng này bị hoãn chiếu 1 năm vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên ê-kíp làm phim dường như không tận dụng thời gian này để trau chuốt sản phẩm, vì sau khi ra mắt các cảnh quay vẫn trông có vẻ cẩu thả, hiệu ứng hình ảnh bị lạm dụng. Những màn đọ sức không hoành tráng như mong đợi mà trông giống một cuộc đấu vật hỗn loạn.

Encounter

Bộ phim viễn tưởng "Encounter" kể một câu chuyện phức tạp, khi nhân vật chính Malik Khan vật lộn giữa những rối loạn tâm thần và tình cảm với các con. Một ngày nọ, nhân vật chính bắt cóc hai người con trai, vốn đang sinh sống cùng vợ cũ và dượng, với lý do họ đang gặp nguy hiểm bởi một thế lực siêu nhiên. Kể từ đó, cả 3 người đi khắp nơi trốn tránh sự tìm kiếm của thế lực tưởng tượng này và cả cảnh sát, trong khi hai người con dần nghi ngờ hành vi của bố mình. Bộ phim được cho là dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và ê-kíp sản xuất đã khai thác quá mức câu chuyện về tình cảm cha con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Red Notice" của The Rock là phim được xem nhiều nhất lịch sử Netflix
"Red Notice" của The Rock là phim được xem nhiều nhất lịch sử Netflix

VOV.VN - Ngày 1/12, nền tảng Netflix thông báo bom tấn hành động - hài "Red Notice" (Thông báo đỏ) là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix.

"Red Notice" của The Rock là phim được xem nhiều nhất lịch sử Netflix

"Red Notice" của The Rock là phim được xem nhiều nhất lịch sử Netflix

VOV.VN - Ngày 1/12, nền tảng Netflix thông báo bom tấn hành động - hài "Red Notice" (Thông báo đỏ) là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix.

"Venom 2" trở thành phim ăn khách nhất của Marvel năm 2021
"Venom 2" trở thành phim ăn khách nhất của Marvel năm 2021

VOV.VN - "Venom: Let There Be Carnage" hiện là phim siêu anh hùng có doanh thu cao nhất trong năm 2021.

"Venom 2" trở thành phim ăn khách nhất của Marvel năm 2021

"Venom 2" trở thành phim ăn khách nhất của Marvel năm 2021

VOV.VN - "Venom: Let There Be Carnage" hiện là phim siêu anh hùng có doanh thu cao nhất trong năm 2021.

"Squid Game" là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix
"Squid Game" là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix

VOV.VN - Bộ phim đình đám "Squid Game" đã đạt tổng cộng 1,65 tỷ giờ phát trực tuyến trong 4 tuần đầu tiên phát hành, trở thành nội dung được xem nhiều nhất từ trước đến nay trên Netflix.

"Squid Game" là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix

"Squid Game" là phim được xem nhiều nhất trong lịch sử Netflix

VOV.VN - Bộ phim đình đám "Squid Game" đã đạt tổng cộng 1,65 tỷ giờ phát trực tuyến trong 4 tuần đầu tiên phát hành, trở thành nội dung được xem nhiều nhất từ trước đến nay trên Netflix.