Sơn La lan tỏa "vũ điệu kết đoàn" của bà Tòng Thị Phóng

VOV.VN - “Vũ điệu kết đoàn” – tác phẩm hiệu triệu tình đoàn kết dân tộc do bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác đã và đang được lan tỏa rộng khắp. Vũ điệu này đã hiện diện trong nhịp sống văn hóa tinh thần của người dân Sơn La.

Đã nhiều ngày qua, cứ đúng 20h, góc sinh hoạt văn nghệ quen thuộc của Câu lạc bộ khiêu vũ Tổ 3, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La lại ngân vang “Vũ điệu kết đoàn”. Trên nền nhạc cuốn hút, các hạt nhân văn nghệ say sưa thể hiện từng động tác, vừa uyển chuyển, tinh tế, vừa khỏe khoắn, sinh động.

Chị Lê Thị Hương Liên, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ chia sẻ: "Các thành viên của câu lạc bộ đang tập bài 'Vũ điệu kết đoàn' để chuẩn bị cho chương trình văn nghệ sắp tới của tổ, đặc biệt là chương trình chào xuân năm 2022. Các động tác múa rất đẹp, ai cũng có thể tập được. Giai điệu âm nhạc cũng rất quen thuộc, rộn ràng, mang lại cho người xem cảm xúc tươi vui".

"Vũ điệu kết đoàn" đã thu hút đông đảo người dân ở nhiều độ tuổi, công việc, ngành nghề tham gia tập luyện. Với bà Nguyễn Thị Hoa - hội viên cao tuổi nhất của câu lạc bộ khiêu vũ, tác phẩm "Vũ điệu kết đoàn" đã để lại cho bà nhiều cảm xúc đặc biệt.

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, dù đã ngoài 70 tuổi nhưng tác phẩm này rất dễ nhớ, dễ thuộc, dễ tập giúp mọi người hào hứng và tập nhiệt tình: "Tôi yêu thích điệu múa này nên đi tập rất đều. Tôi cũng rất tự hào khi mà mảnh đất Sơn La, con người Sơn La được quảng bá, qua tác phẩm của bà Tòng Thị Phóng".

Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hoa cũng cảm nhận chung của nhiều người tham gia tập luyện hay thưởng thức “Vũ điệu kết đoàn”. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, được tác giả Tòng Thị Phóng sáng tác bằng những tình cảm, tâm huyết của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sơn La giàu truyền thống cách mạng, văn hóa, thấm đượm tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Là nghệ sĩ được tiếp nhận ý tưởng từ tác giả, tham gia dàn dựng, biên đạo tác phẩm, nghệ sĩ ưu tú Phạm Hồng Thu - Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Sơn La cho rằng điểm độc đáo của tác phẩm là sự hội tụ những điệu múa dân gian của 12 dân tộc sinh sống tại Sơn La, cùng những nét đẹp văn hóa của các dân tộc Việt Nam và thế giới.

NSƯT Phạm Hồng Thu nói: "Một tác phẩm gần 5 phút nhưng chứa đựng dung lượng hết sức lớn về ngôn ngữ múa của các dân tộc, tích hợp sự giao thoa về văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng. Ví dụ như điệu Au eo của người Khơ Mú, múa hái bông của người Mường, nghệ thuật chèo của đồng bằng Bắc Bộ. Thậm chí có những động tác múa tích hợp ngôn ngữ múa phương Tây, như trong bước nhảy của Đông Âu, chào xòe tay của văn hóa Pháp, Đức".

Tháng 11 vừa qua, tác phẩm "Vũ điệu kết đoàn" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Với mong muốn tác phẩm cùng thông điệp ý nghĩa được lan tỏa sâu rộng, các sở, ngành, địa phương của tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai kế hoạch ghi hình, sản xuất và phổ biến tác phẩm "Vũ điệu kết đoàn".

Ông Trần Tân Phong - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: "Chúng tôi đã phối hợp triển khai chỉnh sửa, biên soạn, dàn dựng hoàn chỉnh tác phẩm; tổ chức lớp tập huấn truyền dạy, phổ biến tác phẩm cho cán bộ, hạt nhân văn hóa cơ sở. Hiện nay, các huyện, thành phố đang tổ chức truyền dạy tại xã, phường, thị trấn, nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của nhân dân. Có thể khẳng định, tác phẩm múa 'Vũ điệu kết đoàn' đã thực sự đi vào lòng người một cách tự nhiên, bằng chính những giá trị mà nó hàm chứa; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc".

Mùa xuân mới đang về, “Vũ điệu kết đoàn” cũng ngày một lan tỏa, là thông điệp kết nối tình đoàn kết dân tộc, niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc vùng cao Sơn La và lan xa tới mọi miền Tổ quốc và thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gìn giữ nghề se lanh, dệt vải nơi rẻo cao Sơn La
Gìn giữ nghề se lanh, dệt vải nơi rẻo cao Sơn La

VOV.VN - Hua Nhàn - mảnh đất vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi còn lưu giữ đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc. Nghề se lanh, dệt vải, tạo hoa văn trên sáp ong của phụ nữ Mông là một trong những nét đẹp ấy.

Gìn giữ nghề se lanh, dệt vải nơi rẻo cao Sơn La

Gìn giữ nghề se lanh, dệt vải nơi rẻo cao Sơn La

VOV.VN - Hua Nhàn - mảnh đất vùng cao của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi còn lưu giữ đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc. Nghề se lanh, dệt vải, tạo hoa văn trên sáp ong của phụ nữ Mông là một trong những nét đẹp ấy.

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La
Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.

Nguy cơ mai một văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở TP Sơn La
Nguy cơ mai một văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở TP Sơn La

VOV.VN - Trước sự phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nét văn hóa của đồng bào Thái đang có nguy cơ mai một nếu không có những giải pháp gìn giữ, bảo tồn.  

Nguy cơ mai một văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở TP Sơn La

Nguy cơ mai một văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái ở TP Sơn La

VOV.VN - Trước sự phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nét văn hóa của đồng bào Thái đang có nguy cơ mai một nếu không có những giải pháp gìn giữ, bảo tồn.