Tác giả sân khấu Lê Duy Hạnh "Tâm sự Ngọc Hân" qua đời

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam báo tin buồn, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12h30 ngày 6/9. Ông để lại dấu ấn trong làng sân khấu với rất nhiều tác phẩm kịch nói và cải lương.

Tác giả Lê Duy Hạnh tên thật là Lê Thành Yến, sinh năm 1947 tại Bình Định. Ông là tên tuổi lớn trong làng sân khấu với rất nhiều tác phẩm trên cả sân khấu kịch nói lẫn sàn diễn cải lương.

Tác giả Lê Duy Hạnh từng tham gia phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên Sài Gòn, ra chiến khu, sau đó ra Hà Nội học trường viết văn. Sau năm 1975, ông hoạt động rất mạnh mẽ trong lĩnh vực sân khấu với nhiều tác phẩm gây tiếng vang. Ông cũng được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.

Kịch bản sân khấu lịch sử đầu tay của tác giả Lê Duy Hạnh - Tâm sự Ngọc Hân - được trình diễn lần đầu năm 1980. Tác phẩm này được Đoàn Cải lương Văn công TPHCM biểu diễn trên 700 suất, tạo dấu ấn cho NSƯT Mỹ Châu với vai Ngọc Hân và nghệ sĩ Tuấn Thanh vai Nguyễn Huệ.

Nối tiếp thành công đó, ông liên tục sáng tác những kịch bản hay, được giới chuyên môn đánh giá cao và mang lại doanh thu lớn như Hoa độc trong vườn (Ngô Quyền), Sáng mãi niềm tin (Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong), Lý Chiêu Hoàng, Hoàng hậu hai vua (Dương Vân Nga), Hồn thơ ngọc (Ngọc Hân), Dời đô (Lý Công Uẩn)…

Ngoài những kịch bản sân khấu lịch sử, tác giả Lê Duy Hạnh còn gây tiếng vang với những tác phẩm bứt phá về hình thức thể nghiệm, cấu trúc kịch bản như Người cáo, Chuyện lạ, Diễn kịch một mình,Thần tượng thực, Nỗi đau nhân loại…

Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông cũng là nhà lãnh đạo tâm huyết, từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 với ba kịch bản sân khấu lịch sử: Bùi Thị Xuân hồi kết cuộc, Mặt trời đêm thế kỷ, Trời Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họa sĩ Văn Giáo - người dành cả đời vẽ Bác Hồ
Họa sĩ Văn Giáo - người dành cả đời vẽ Bác Hồ

VOV.VN - Cố họa sĩ Văn Giáo là người luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có những đóng góp to lớn cho hội họa cách mạng Việt Nam. Ông còn được biết đến là một trong những tác giả dành trọn cả đời cho đề tài Bác Hồ.

Họa sĩ Văn Giáo - người dành cả đời vẽ Bác Hồ

Họa sĩ Văn Giáo - người dành cả đời vẽ Bác Hồ

VOV.VN - Cố họa sĩ Văn Giáo là người luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có những đóng góp to lớn cho hội họa cách mạng Việt Nam. Ông còn được biết đến là một trong những tác giả dành trọn cả đời cho đề tài Bác Hồ.

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào
Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

VOV.VN - Chương trình nhằm kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, nhằm quảng bá, tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng, người dân sở tại về văn hóa và con người Việt Nam.

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào

VOV.VN - Chương trình nhằm kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, nhằm quảng bá, tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng, người dân sở tại về văn hóa và con người Việt Nam.

Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa
Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa

VOV.VN - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023), Đài truyền hình Kansai Nhật Bản và Đài Tiếng nói Việt Nam đã hợp tác sản xuất phim tài liệu truyền hình thực tế mang tên “Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa”.

Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa

Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa

VOV.VN - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023), Đài truyền hình Kansai Nhật Bản và Đài Tiếng nói Việt Nam đã hợp tác sản xuất phim tài liệu truyền hình thực tế mang tên “Việt Nam – Nhật Bản: Sự kết nối lâu đời trong văn hóa”.