Tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn và đón du khách đầu tiên đến tham quan Khu di sản Huế

VOV.VN - Hôm nay (1/1), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức tái hiện Lễ Ban Sóc và đón du khách đầu tiên đến tham quan di sản Huế trong năm 2021.

Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai. 

Bà Trịnh Tuyết Nga, du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Hôm nay Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ Ban Sóc sau 180 năm, vì vậy chúng tôi đến đây để tham quan Khu di sản Huế và xem lễ hội".

"Đầu năm mới, hôm nay là ngày 1/1/2021, tôi rất vinh dự là người khách đầu tiên đến thành phố Huế. Tôi hy vọng năm nay là một năm khởi sắc cho  du lịch của Việt Nam và nhất là du lịch Huế, tại vì Huế có rất nhiều cảnh đẹp và nhiều lăng tẩm rất đẹp" - bà Trịnh Tuyết Nga chia sẻ.

Lễ Ban Sóc được tổ chức thực sự quy mô là vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, lễ Ban Sóc được vua Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân và để khác với các nghi tiết đại triều khác được tổ chức ở điện Thái Hòa. 

Sau 180 năm, hôm nay, lễ Ban Sóc được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thuở xưa. Cũng trong sáng nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đo Huế tổ chức khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch. 

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết: "Lễ Ban Sóc của triều Nguyễn là một điểm lệ có ý nghĩa nhân văn. Lễ Ban Sóc được sử dụng và tổ chức có tính sân khấu hóa và một số nghi tiết chúng tôi phải làm rõ để khách xem có thể hiểu được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huế Countdown 2021 dưới mưa
Huế Countdown 2021 dưới mưa

VOV.VN - 21h ngày 31/12, hàng ngàn người tập trung tại khu vực ngã 6, trung tâm TP. Huế cùng tham dự chương trình đếm ngược Huế Countdown 2021 chào năm mới.

Huế Countdown 2021 dưới mưa

Huế Countdown 2021 dưới mưa

VOV.VN - 21h ngày 31/12, hàng ngàn người tập trung tại khu vực ngã 6, trung tâm TP. Huế cùng tham dự chương trình đếm ngược Huế Countdown 2021 chào năm mới.

"Sumikko" - Hiện tượng phòng vé Nhật Bản chính thức ra rạp Việt Nam mở màn năm mới
"Sumikko" - Hiện tượng phòng vé Nhật Bản chính thức ra rạp Việt Nam mở màn năm mới

VOV.VN - "Sumikkogurashi: The Movie" gây sốt với khán giả Nhật Bản và thu về doanh thu 1,4 tỷ yên và làm khuynh đảo phòng vé Đài Loan.

"Sumikko" - Hiện tượng phòng vé Nhật Bản chính thức ra rạp Việt Nam mở màn năm mới

"Sumikko" - Hiện tượng phòng vé Nhật Bản chính thức ra rạp Việt Nam mở màn năm mới

VOV.VN - "Sumikkogurashi: The Movie" gây sốt với khán giả Nhật Bản và thu về doanh thu 1,4 tỷ yên và làm khuynh đảo phòng vé Đài Loan.

Phim truyền hình Việt năm 2020: Không có "bom tấn" nhưng nhiều "món ngon"
Phim truyền hình Việt năm 2020: Không có "bom tấn" nhưng nhiều "món ngon"

VOV.VN - Thiếu vắng “bom tấn”, vẫn khan hiếm kịch bản hay, song phim truyền hình Việt có lẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi của đời sống giải trí trong bối cảnh dịch bệnh.

Phim truyền hình Việt năm 2020: Không có "bom tấn" nhưng nhiều "món ngon"

Phim truyền hình Việt năm 2020: Không có "bom tấn" nhưng nhiều "món ngon"

VOV.VN - Thiếu vắng “bom tấn”, vẫn khan hiếm kịch bản hay, song phim truyền hình Việt có lẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi của đời sống giải trí trong bối cảnh dịch bệnh.