Tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức theo hình thức Tâm tang, không kèn không trống. Nhà chùa không thành lập Ban tang lễ mà tổ chức lễ tang trong yên lặng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 0h ngày 22/1, tại tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia cách đây 80 năm. Phật tử khắp nơi đã đến chùa thăm viếng và bày tỏ lòng thành kính đối với Sư Ông.

Từ sáng sớm ngày 22/1, khi biết tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 96, tại chùa Từ Hiếu, Phật tử khắp nơi đã đến chùa mong bày tỏ sự tiếc thương và hướng về thiền sư. Các phật tử đã cùng người của nhà chùa Từ Hiếu chuẩn bị tang lễ cho Thiền sư. Trước thất Lắng Nghe, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh nằm nghỉ, nhiều phật tử cúi đầu thương tiếc. Tại nhà liêu, một số chư tôn đức, chư tăng nhóm họp trao đổi công việc. Mọi hoạt động tại chùa đều diễn ra trong yên tĩnh.

Ông Trần Quang Hường, ở thành phố Đà Nẵng, một trong những đệ tử khi nghe thiền sư mất liền ra Huế đến ngay chùa Từ Hiếu, bộc bạch: “Đó là một mất mát lớn, vì chúng tôi đây là đệ tử của Sư Ông, học khóa đầu tiên trong Sài Gòn năm 66. Thành thử nghe tin chúng tôi ra đây xem mình làm được gì thì làm. Sư Ông cũng có tâm nguyện không có làm gì rườm rà hết, chỉ để cho Sư Ông yên tĩnh là tốt rồi. Phật tử có thương Sư Ông thì cầu nguyện thôi chứ không nên làm gì rườm rà”

Còn ông Lê Văn Hòa, người dân ở Phường Thủy Xuân Thành phố Huế, khi biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch cũng đến sớm chia buồn. Ông Hòa cho hay, vẫn biết sinh - tử là lẽ thường tình của tạo hóa, nhưng khi biết tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh mất, ai cũng ngậm ngùi.

“Ngài là một vị chân tu, con người mình có tình cảm, kẻ ở người đi thì cũng buồn nhưng cái quy luật của tạo hóa chấp nhận thôi. Ngài siêu thoát lên niết bàn", ông Lê Văn Hòa chia sẻ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sinh năm 1926, tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất gia tại chùa Từ Hiếu năm 16 tuổi. Đến nay, ông là tổ đời thứ 8 của môn phái Từ Hiếu, đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế. Năm 40 tuổi, ông rời Việt Nam, sáng lập dòng tu Tiếp Hiện và thiết lập các trung tâm thực hành, thiền viện khắp thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne miền Nam nước Pháp. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" trong cuốn sách “Việt Nam-Hoa sen trong biển lửa”. Ông đã viết hơn 120 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây.

Trong tác phẩm Thế giới Phật giáo của Giáo sư- Tiến sĩ Phật học John Powers, một học giả Phật học người Úc, đã chọn 13 vị thầy góp phần vào sự hình thành và phát triển của đạo Phật trên toàn thế giới trong suốt quá trình 2.500 năm lịch sử của Phật giáo. Trong sách này, Giáo sư- Tiến sĩ Phật học John Powers đã chọn Đức Phật Thích ca Mâu ni là vị thầy đầu tiên và Thiền sư Thích Nhất Hạnh được chọn là vị thầy thứ 10. 

Thượng tọa Thích Từ Đạo, Giám tự Tổ Đình Từ Hiếu cho biết, tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức theo hình thức Tâm tang, không kèn không trống. Nhà chùa không thành lập Ban tang lễ mà tổ chức lễ tang trong yên lặng. Theo Thượng tọa Thích Từ Đạo, vào lúc 8h ngày 23/1, nhà chùa sẽ tổ chức lễ nhập kim quan. Sau đó, tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh và nhẹ nhàng. Đến 29/1, sẽ diễn ra lễ di quan. Nhục thân của Thiền sư sẽ được hỏa táng, sau đó xá lợi được thỉnh về chùa. 

“Tâm tang nghĩa là mình làm cách nhẹ nhàng, không có ban tổ chức, không có rườm rà. Ngài di chúc lại, sau khi thầy mất thì mấy đứa con lo cho thầy thôi. Thứ hai nữa là lo một cách đơn giản. Các thầy trong tổ đình môn phái, rồi con cháu trong chùa Từ Hiếu, lo theo di nguyện của Ngài thôi. Phật tử ở các nơi thì họ cứ về, có chỗ về không được thì họ điện chia buồn", Thượng tọa Thích Từ Đạo nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo chí quốc tế ca ngợi "tâm, tài, đức" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Báo chí quốc tế ca ngợi "tâm, tài, đức" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Nhiều hãng truyền thông quốc tế ca ngợi về công đức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đưa tin ông viên tịch mới đây.

Báo chí quốc tế ca ngợi "tâm, tài, đức" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Báo chí quốc tế ca ngợi "tâm, tài, đức" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Nhiều hãng truyền thông quốc tế ca ngợi về công đức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đưa tin ông viên tịch mới đây.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”

VOV.VN - "Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!..."

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Thầy là một thực tại linh động, đang sống, có mặt khắp nơi”

VOV.VN - "Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!..."

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo về lễ tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo về lễ tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh theo nghi thức cấp cao của GHPGVN và thực hiện theo di nguyện tâm tang của ngài.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo về lễ tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông báo về lễ tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh theo nghi thức cấp cao của GHPGVN và thực hiện theo di nguyện tâm tang của ngài.