Thế giới trong tranh Nguyễn Quang Thiều

VOV.VN - Người nghệ sĩ chứa chất tình cảm với quê hương và con người sẽ đẩy tác phẩm tới lĩnh vực lớn hơn điều chính họa sĩ mong đợi, đó là những giá trị có tính tư tưởng.

1-Hội họa hay bất cứ nghệ thuật nào theo tôi không chỉ là sự diễn cảm hiện thực, nói về người khác, chuyện khác mà phần nào, họ chỉ dùng điều ấy như một cái cớ để nói tỏ lòng mình mong cầu sự chia sẻ của người khác.

Thế giới tranh của họa sĩ Nguyễn Quang Thiều đậm đặc điều ấy.

Ông vẽ chân dung tôi không chỉ các nét chính về một người bạn, về một nhà văn mà còn rõ ra trình bày điều rằng, văn nhân là như thế ở trán ở mũi ở cổ và tất cả là tâm hồn.

Nguyễn Quang Thiều vẽ rất nhiều điều của thế giới thực tại, về một cái đêm cô độc, về một người thổi sáo, về làng chùa quê ông hoặc về nhiều điều khác đang xảy ra với môi sinh, con người trong xã hội đều ẩn tàng gợi mỏ sự duy lý sâu xa về con người. Những hy vọng, khao khát, thậm chí phẫn nộ làm chính người xem tự cật vấn, suy nghĩ và liên tưởng. Tranh Nguyễn Quang Thiều gợi cho tôi nhiều suy tưởng nhất đến sự cô đơn và bất lực trước cái xấu cái ác, giấc mơ hướng thiện của người nghệ sĩ về tình yêu con người, thiên nhiên quê hương bản cội từ những sinh vật rất quen thuộc của người Việt.

Sự biểu cảm dùng hội họa ấy rất đa dạng. Từ những bức tranh đơn giản dăm ba chi tiết đến những bức tranh rất nhiều chi tiết, nhiều nhân vật dựng cảnh và hình lớn đều ẩn tàng thế giới nội tâm rất đa dạng, thậm chí dữ dội của một tâm hồn nghệ sĩ.

Tôi đồng điệu và tán thành sự diễn đạt này. Nó không chỉ làm nghệ thuật đơn thuần vì nghệ thuật, cái vẻ đẹp của ánh sáng và màu sắc, cái vẻ đẹp chỉn chu của hình khối, mà nó, khi người nghệ sĩ chứa chất tình cảm với quê hương và con người đẩy tác phẩm tới lĩnh vực lớn hơn điều chính họa sĩ mong đợi đó là những giá trị có tính tư tưởng.

2- Về hình thức biểu hiện tranh Nguyễn Quang Thiều nặng tính ước lệ, khi con cá được ước lệ, cái cây hay con người được ước lệ, đặt vào sắp xếp chúng hợp lý tuân theo những quy luật mĩ học về ánh sáng, màu sắc và hình khối, thì sự ước lệ tạo nên cảm súc ấn tượng và ám ảnh dữ dội cho người thưởng lãm.

Một số bức tranh khổ lớn, được trình bày rất dậm về chi tiết và màu sắc kha thành công, ít nhiều ảnh hưởng tranh Guernica của Picasso, nhưng khác Picasso ở chỗ chi tiết chỉ có tính ước lệ nên tạo ra một Nguyễn Quang Thiều khác biệt.


3-Chính vì hai điều trên, Nguyễn Quang Thiều tạo ra một cách vẽ không giống ai bất kì trước ông trong thế giới hội họa của người Việt. Nó rất gợi nên gần gũi với cách diễn cảm của thi ca. Ở thi ca sự gợi mở là ngôn từ, ở tranh của Nguyễn Quang Thiều là sự gợi mở của sự sắp đặt  ánh sáng màu sắc và hình khối của vật thể.

Ông làm tôi người bạn ông thêm tự hào và thêm tin tưởng rằng, một nghệ sĩ thực thụ có thể làm bất cứ hình thái nghệ thuật nào và sẽ thành công nếu có một tình yêu tha thiết với nó và sự lao động không mệt mỏi , nghiêm túc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X
Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X

VOV.VN - Tại Đại hội X của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội.

Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X

Chân dung nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X

VOV.VN - Tại Đại hội X của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá X
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá X

VOV.VN - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, 2 Phó Chủ tịch là nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bình Phương.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá X

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá X

VOV.VN - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, 2 Phó Chủ tịch là nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bình Phương.