Tích cực xây dựng đời sống văn hóa tại Phú Yên

VOV.VN - Trong 9 tháng đầu năm 2022, công tác triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là Phong trào) đạt nhiều kết quả tích cực tại Phú Yên. 

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi để đưa Phong trào ngày càng phát triển sâu rộng cả về chất và lượng trong đời sống ở từng khu dân cư; Sở VHTT&DL Phú Yên (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào tỉnh Phú Yên) đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho 300 học viên là lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện; công chức văn hóa - xã hội cấp xã; trưởng thôn, buôn, khu phố; cán bộ dân số và trẻ em cấp thôn để phổ biến các văn bản mới của Trung ương, của tỉnh về triển khai thực hiện Phong trào giai đoạn 2021-2025.

Phú Yên đã tổ chức thành công Hội thi Gia đình đọc sách tỉnh Phú Yên năm 2022; Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2022… qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần về văn hóa, văn hóa đọc cho nhân dân. Đồng thời thúc đẩy Phong trào ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Và đúng theo mục tiêu chủ đề công tác năm 2022 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch là “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại Phú Yên tích cực xây dựng và thực hiện môi trường văn hóa công sở, thực hiện tốt chủ trương của tỉnh. Cụ thể, cán bộ, công chức thực hiện phương châm “Thân thiện, nghĩa tình; tận tụy, trách nhiệm; kỷ cương, kỷ luật”. Phong trào “Ba trách nhiệm”, “Nét đẹp công sở - nụ cười công chức” của Đoàn Thanh niên đã thực sự lan tỏa, được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đem lại hiệu quả đối với cơ quan, đơn vị và nhân dân. 

Tại các địa phương, việc xây dựng môi trường văn hóa được đưa vào các tiêu chí công nhận các danh hiệu thi đua xây dựng Gia đình văn hóa; Thôn, buôn, khu phố văn hóa; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đưa vào nội dung của hương ước, quy ước các khu dân cư.

Ngay từ đầu năm, các địa phương trong tỉnh Phú Yên đã triển khai việc đăng ký xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa; Thôn, buôn, khu phố văn hóa. Theo đó dự ước thực hiện năm 2022 có 90% Gia đình văn hóa; 88,5% Thôn, buôn, khu phố văn hóa; 68,5% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Phong trào trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Phong trào ở một số nơi còn chưa thường xuyên, liên tục nên phong trào phát triển chưa đồng đều, thiếu chiều sâu. Các thiết chế văn hóa, thể thao đã được đầu tư, một số địa phương chưa khai thác hết công năng. Công chức làm công tác Phong trào ở cơ sở còn thiếu và yếu. Kinh phí để triển khai thực hiện Phong trào còn hạn chế, chưa tương xứng với các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Về nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022, tỉnh Phú Yên sẽ tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng các khu dân cư về thực hiện Phong trào; tổ chức hội thảo về thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại cộng đồng các khu dân cư trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra, giám sát một số địa phương về tình hình thực hiện Phong trào năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc sẽ diễn ra tại Thái Nguyên
Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc sẽ diễn ra tại Thái Nguyên

VOV.VN - Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 6 - 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Dao 14 tỉnh.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc sẽ diễn ra tại Thái Nguyên

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc sẽ diễn ra tại Thái Nguyên

VOV.VN - Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 6 - 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Dao 14 tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa yêu cầu các địa phương quản lý chặt các cuộc thi người đẹp
Bộ trưởng Bộ Văn hóa yêu cầu các địa phương quản lý chặt các cuộc thi người đẹp

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Chỉ thị số 274 về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa yêu cầu các địa phương quản lý chặt các cuộc thi người đẹp

Bộ trưởng Bộ Văn hóa yêu cầu các địa phương quản lý chặt các cuộc thi người đẹp

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Chỉ thị số 274 về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch.

Lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc bằng hoạt động lễ hội tại Quảng Nam
Lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc bằng hoạt động lễ hội tại Quảng Nam

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam có đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống như Cơ Tu, Ca Dong, Mơ Nông, Xê Đăng, Cor, Giẻ Triêng… Những năm gần đây, địa phương này định kỳ tổ chức lễ hội văn hóa đặc sắc nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc bằng hoạt động lễ hội tại Quảng Nam

Lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc bằng hoạt động lễ hội tại Quảng Nam

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam có đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống như Cơ Tu, Ca Dong, Mơ Nông, Xê Đăng, Cor, Giẻ Triêng… Những năm gần đây, địa phương này định kỳ tổ chức lễ hội văn hóa đặc sắc nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Tái lập không gian văn hoá “vùng di sản” tại đường Lê Lợi
Tái lập không gian văn hoá “vùng di sản” tại đường Lê Lợi

VOV.VN - Đường Lê Lợi có chiều dài gần 800m, bắt đầu từ Nhà hát TP.HCM đến chợ Bến Thành. Hiện thành phố đã giao cho các đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất tái lập cảnh quan, làm sao để vẫn giữ được hồn cốt của tuyến phố xưa và phù hợp với tuyến metro trong tương lai.

Tái lập không gian văn hoá “vùng di sản” tại đường Lê Lợi

Tái lập không gian văn hoá “vùng di sản” tại đường Lê Lợi

VOV.VN - Đường Lê Lợi có chiều dài gần 800m, bắt đầu từ Nhà hát TP.HCM đến chợ Bến Thành. Hiện thành phố đã giao cho các đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất tái lập cảnh quan, làm sao để vẫn giữ được hồn cốt của tuyến phố xưa và phù hợp với tuyến metro trong tương lai.