Toạ đàm "Thiết kế tái sinh và nghề thủ công truyền thống Việt Nam"

VOV.VN - Tọa đàm “Thiết kế tái sinh và Nghề thủ công truyền thống Việt Nam” tạo ra một diễn đàn trao đổi cởi mở và tích cực giữa các bên trong lĩnh vực thủ công truyền thống và thiết kế sáng tạo ở Việt Nam.

Sáng nay, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Thiết kế tái sinh và Nghề thủ công truyền thống Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Tuần thiết kế Việt Nam 2020 do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi cởi mở và tích cực giữa những các bên liên quan trong lĩnh vực thủ công truyền thống và thiết kế sáng tạo ở Việt Nam.

Hiện nay, theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước có hơn 5000 làng nghề và làng có nghề, ước tính khoảng hơn 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau bao gồm: mây tre đan, gốm sứ, điều khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, dệt thủ công, kim khí...

Theo Tổng cục hải quan Việt Nam thì trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt 2,35 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: các sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu USD… Những con số biết nói này cho thấy nguồn tài nguyên văn hóa lớn dựa trên thủ công truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm qua đã và đang cung cấp nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, nhiều địa phương, cộng đồng và người làm nghề trên cả nước. 

Tại buổi toạ đàm, các khách mời đã nhấn mạnh vai trò phát triển kinh tế của ngành thủ công truyền thống ở Việt Nam: hàm chứa trong nó không chỉ là những giá trị vật chất biểu hiện qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, bền, thực dụng, mà còn là những yếu tố văn hóa ẩn ở tầng sâu hơn, thể hiện ở thế giới quan tích cực phản ánh mối quan hệ hài hòa và hữu cơ giữa con người và môi trường sống xung quanh mình; ở những nhận thức rõ ràng và mạch lạc về trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tiếp sau trong từng cộng đồng khi khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống; ở những giá trị sáng tạo cho phép con người thích ứng tốt hơn với thực tiễn phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều khó khăn trong phát triển làng nghề ở Điện Biên
Nhiều khó khăn trong phát triển làng nghề ở Điện Biên

VOV.VN - Lao động chủ yếu là thủ công, chưa qua đào tạo, phần lớn là do truyền nghề và kèm cặp tại chỗ nên trong quá trình sản xuất theo cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Nhiều khó khăn trong phát triển làng nghề ở Điện Biên

Nhiều khó khăn trong phát triển làng nghề ở Điện Biên

VOV.VN - Lao động chủ yếu là thủ công, chưa qua đào tạo, phần lớn là do truyền nghề và kèm cặp tại chỗ nên trong quá trình sản xuất theo cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng
Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng

VOV.VN - Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương.

Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng

Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng

VOV.VN - Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương.

Gốm Hương Canh - sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống
Gốm Hương Canh - sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống

VOV.VN - Dẫu còn đầy gian nan cho hành trình trở lại của làng nghề, song mạch nguồn gốm Hương Canh đang trở lại đanh, chắc và lại mang cả hơi thở đương đại.

Gốm Hương Canh - sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống

Gốm Hương Canh - sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống

VOV.VN - Dẫu còn đầy gian nan cho hành trình trở lại của làng nghề, song mạch nguồn gốm Hương Canh đang trở lại đanh, chắc và lại mang cả hơi thở đương đại.