Triển lãm thư pháp và sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Tiếp sau Thành phố Hồ Chí Minh, bộ sưu tập 100 tác phẩm thư pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục đến với công chúng Hà Nội vào chiều 13/4 tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Đây là bộ thư pháp độc đáo do Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hiện bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Hoa, Việt và lần đầu tiên được triển lãm tại Việt Nam mang tên “Hương thơm quê mẹ” nhằm mang đến công chúng thông điệp hướng về đất mẹ – quê hương Việt Nam và xa hơn là tâm tình với địa cầu tươi xanh và xinh đẹp đã nuôi dưỡng và chở che con người.

Đến với triển lãm, người xem như được bước vào một không gian yên bình, thưởng lãm nghệ thuật thư pháp giản dị nhưng đầy chất nhân văn. Thầy Thích Chân Pháp Khâm, Viện trưởng Viện Phật học ứng dụng Á châu tại Hồng Kông cảm nhận, những tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lan tỏa năng lượng của tuệ giác, chuyển tải được tinh thần văn hoá dân tộc và nếp sống tỉnh thức.

Ở đó, nghệ thuật, văn hoá và nếp sống tỉnh thức hoà quyện với nhau một cách rất tuyệt vời: “Những tấm thư pháp, đó là những lời nhắc nhở đem mình về với sự sống tuyệt vời chúng ta đang có. Sư ông Thích Nhất Hạnh có một câu là “Thở đi con”, còn thở là ta còn sống, bước đều là còn đủ 2 chân, nhắc nhở chúng ta sự sống đang có mặt, đừng có quên. Ngoài ra, chủ đề của Hương thơm quê mẹ nói lên chất liệu quê hương rất nhiều và chúng ta tiếp xúc với quê hương, hương thơm quê mẹ ngay tại không gian này. Đó là lời mời gọi để chúng ta tiếp xúc với sự sống qua những thông điệp ở đây”.

Triển lãm Hương thơm quê mẹ được bày trí tinh tế đậm chất thiền, sự tao nhã và tĩnh tại. Ngoài ra, công chúng đến với triển lãm còn được thưởng thức Thiền trà, lắng nghe Thiền ca đồng thời tham gia vào những bài thực hành Thiền định dưới sự hướng dẫn của các học trò của Thiền sư và còn có cơ hội đọc hơn 145 đầu sách tiếng Việt của "Sư ông làng Mai".

Ông Lê Bá Thông, ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “ Đây là điều hết sức tốt đẹp và có nhiều ý nghĩa. Nhà sư Thích Nhất Hạnh là con người văn hóa và yêu nước, ông đã cống hiến cho đất nước bằng một tình yêu thương rất lớn và chúng tôi trân trọng những ngày tháng cuối đời ông. Ông có những tác phẩm dành chọn tâm huyết của mình cho đất nước, có mặt ở cả 2 miền Nam và Bắc. Đó là điều trân quý và dân tộc Việt Nam cần trân trọng và tự hào”.

Thích Nhất Hạnh là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay, là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng bán chạy nhất (bestseller) như: An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời... Cũng tại triển lãm, lần đầu tiên cuốn sách Hương thơm quê mẹ do Thiền sư thực hiện với hơn 200 trang song ngữ Việt – Anh ra mắt độc giả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

VOV.VN -Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa trở lại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nguyện vọng cuối đời

VOV.VN -Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa trở lại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế, nơi ông xuất gia.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tịnh dưỡng ở chùa Từ Hiếu đến khi viên tịch
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tịnh dưỡng ở chùa Từ Hiếu đến khi viên tịch

VOV.VN - "Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn Từ Hiếu là nơi tịnh dưỡng lúc cuối đời bởi đây là ngôi chùa mà thuở thiếu thời thiền sư đã xuất gia học đạo"

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tịnh dưỡng ở chùa Từ Hiếu đến khi viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ tịnh dưỡng ở chùa Từ Hiếu đến khi viên tịch

VOV.VN - "Thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn Từ Hiếu là nơi tịnh dưỡng lúc cuối đời bởi đây là ngôi chùa mà thuở thiếu thời thiền sư đã xuất gia học đạo"

Công chiếu bộ phim tài liệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Công chiếu bộ phim tài liệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Những nhà làm phim đã mất 3 năm để thực hiện bộ phim "Bước chân an lạc".

Công chiếu bộ phim tài liệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Công chiếu bộ phim tài liệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh

VOV.VN - Những nhà làm phim đã mất 3 năm để thực hiện bộ phim "Bước chân an lạc".