Trống chiêng - báu vật của người Thái Yên Châu

VOV.VN - Ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đồng bào Thái chiếm hơn 53% dân số trong toàn huyện. Hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán, làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc vẫn được đồng bào gìn giữ, phát huy, trong đó phải kể đến trống, chiêng.

Từ bao đời nay, trống, chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành âm thanh quen thuộc, gần gũi, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Thái Yên Châu. Trong các ngày lễ, tết, ngày vui của bản làng, dòng họ, gia đình của đồng bào Thái Yên Châu đều không thể thiếu những âm thanh trầm bổng của tiếng trống, tiếng chiêng, hòa nhịp với tiếng chập chòe. 

Trống, chiêng thường sử dụng trong múa xòe cộng đồng, tạo không khí vui tươi, sôi động, lôi cuốn mọi người tham gia, giúp người dân xua đi bao mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả. Nhờ có tiếng trống, chiêng mà tình cảm gia đình, anh em, cũng như cộng đồng làng, bản trở nên gắn kết, yêu thương nhau hơn. 

Anh Lò Văn Cương, cán bộ văn hóa xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu cho biết: “Trống chiêng được bà con dân tộc Thái duy trì và giữ gìn. Trống chiêng thường được sử dụng vào những lúc như mừng nhà mới, lễ hội, mừng Đảng, mừng xuân đón tết năm mới. Có tiếng trống chiêng được vang dội lên thì tạo không khí phấn khởi, vui tươi cho bà con nhân dân có khí thế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như là trong lao động sản xuất”.

Trống chiêng có ý nghĩa là vậy nên hiện nay 100% bản đồng bào Thái ở huyện Yên Châu cũng đều có ít nhất một bộ trống, chiêng. Có bản có đến 3-4 bộ và được lưu giữ tại nhà văn hóa bản để phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Nhiều gia đình đồng bào Thái cũng luôn có ý thức gìn giữ trống chiêng như báu vật của gia đình mình. Như gia đình ông Hoàng Văn Phủ, ở bản Mường Vạt, xã Viêng Lán đã mấy chục năm nay lưu giữ bộ chống chiêng của gia đình. Ông Phủ cho biết: Bộ trống chiêng nhà ông có từ đời các cụ, cứ thế truyền lại cho thế hệ sau, đến nay  chuyển cho một người cháu trong gia đình lưu giữ. Trong cộng đồng người Thái Yên Châu duy nhất chỉ có dòng họ Hoàng  sử dụng trống, chiêng trong việc hiếu. Tuy nhiên, âm điệu và cách sử dụng trống chiêng rất khác so với lúc sử trong những ngày lễ, ngày tết.

“Trống chiêng đánh mừng nhà mới hay ngày lễ, ngày tết thì kiểu đánh khác, kiểu đánh trong đám tang lại khác. Tức là nhịp đánh trong ngày lễ, ngày tết hay mừng nhà mới có 5 nhịp, còn trong đám tang cũng 5 nhịp nhưng kiểu đánh nó lại khác nhau. Ví dụ như hai cái chiêng một bên có tiếng là “Púi”, một bên có tiếng là “Pui”, trong đám tang phải đánh cái “Pui” trước, còn trong đám cưới hay mừng nhà mới thì đánh cái “Púi” ấy trước sau đó mới đánh trống” - Ông Phủ cho biết thêm.

Cũng từ đam mê và trách nhiệm lưu giữ nghề chế tác các loại nhạc cụ dân tộc của gia đình, nghệ nhân Lò Văn Phòng, ở bản Búng, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu vẫn ngày ngày miệt mài với viêc chế tác trống, chiêng. Ông cũng là người duy nhất ở địa phương chế tác được nhạc cụ này. Gần 30 năm nay, ông đã nghiên cứu, chế tác hàng trăm những chiếc trống, cặp chiêng và đôi chập choè không chỉ phục vụ cho nhu cầu văn hóa văn nghệ ở trong huyện, mà nhiều cá nhân, tập thể ở trong, ngoài tỉnh cũng tìm đến đặt mua.

"Trống, chiêng là bản sắc của dân tộc Thái, ngày xưa bố tôi học ở đâu, tôi cũng không rõ. Ông chuyên làm trống, chiêng này rồi ông truyền cho tôi. Tôi nhìn ông làm, nghe lại thích,  thế là cũng nghiên cứu, sau đó lại đam mê. Bây giờ ông mất đi thì tôi sợ mất bản sắc dân tộc mình nên lại làm trống chiêng tiếp nối nghề của bố” - Ông Phòng chia sẻ.

Trống, chiêng không chỉ sử dụng trong ngày lễ, tết, mà còn trong các buổi giao lưu văn nghệ, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng tại địa phương. Việc giữ gìn nhạc cụ trống, chiêng của đồng bào Thái Yên Châu đã thực sự thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương phát triển, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Mỗi độ xuân về, khắp bản trên, mường dưới đều rộn rã tiếng trống, chiêng hoà cùng tiếng khèn bè, với điệu xòe tay nắm tay vui đón tết, làm cho không khí ngày tết thêm vui tươi, tình người thêm thắt chặt. Tiếng trống chiêng như tiếng gọi mời du khách gần xa đến với mảnh đất Yên Châu Anh hùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cồng chiêng trong đời sống tâm linh của người Thổ
Cồng chiêng trong đời sống tâm linh của người Thổ

VOV.VN -Cồng chiêng luôn giữ một vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống văn hóa, tinh thần của họ.

Cồng chiêng trong đời sống tâm linh của người Thổ

Cồng chiêng trong đời sống tâm linh của người Thổ

VOV.VN -Cồng chiêng luôn giữ một vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống văn hóa, tinh thần của họ.

Điểm trường tiểu học vùng 3 Chiềng Công, Sơn La thiếu nước trầm trọng
Điểm trường tiểu học vùng 3 Chiềng Công, Sơn La thiếu nước trầm trọng

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài, 22 thầy cô và 411 học sinh điểm trường trung tâm, tiểu học vùng 3 Chiềng Công, huyện Mường La, Sơn La đang vô cùng khan hiếm nước.

Điểm trường tiểu học vùng 3 Chiềng Công, Sơn La thiếu nước trầm trọng

Điểm trường tiểu học vùng 3 Chiềng Công, Sơn La thiếu nước trầm trọng

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài, 22 thầy cô và 411 học sinh điểm trường trung tâm, tiểu học vùng 3 Chiềng Công, huyện Mường La, Sơn La đang vô cùng khan hiếm nước.

Trồng quýt Chiềng Cọ mở ra hướng làm giàu cho người dân Sơn La
Trồng quýt Chiềng Cọ mở ra hướng làm giàu cho người dân Sơn La

VOV.VN - Mô hình trồng quýt tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đang mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Trồng quýt Chiềng Cọ mở ra hướng làm giàu cho người dân Sơn La

Trồng quýt Chiềng Cọ mở ra hướng làm giàu cho người dân Sơn La

VOV.VN - Mô hình trồng quýt tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đang mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.