10 năm, nhà thơ Tố Hữu đi xa...

(VOV) - Những bài của Tố Hữu được các nghệ sĩ thể hiện tại buổi lễ như làm sống những áng thơ có sức lay  động biết bao tâm hồn.

Chiều 8/12, tại Hội nhà văn Việt Nam cùng gia đình cố nhà thơ tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ Tố Hữu tại Làng Quốc tế Thăng Long, Hà Nội. Sự kiện là dịp để những người yêu mến và gia đình nhà thơ cùng chia sẻ và sống lại những cảm xúc, kỷ niệm về Tố Hữu.

Buổi lễ có sự tham gia của lãnh đạo Trung ương, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đông đảo các nhà thơ, nhà phê bình văn học cũng như những người yêu, ngưỡng mộ thơ Tố Hữu.

Với những bài như: Khi con tu hú, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du… hay “Mưa rơi” được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc được các nghệ sĩ thể hiện như làm sống những áng thơ có sức lay động biết bao tâm hồn.

 

Khách tham qua khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Tại buổi lễ, Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức cũng ôn lại những ký ức, những kỷ niệm văn chương một thời mà ông và nhà thơ Tố Hữu từng luận đàm.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng bộc bạch những suy tư, nhận xét của mình về những áng thơ Tố Hữu: Đi đâu tôi cũng gặp thơ Tố Hữu, ở đâu tôi cũng thấy thơ Tố Hữu hiện về.

Thơ Tố Hữu trải dài từ Thái Nguyên với “Suối dài xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”. Hay “Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát/Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”.

“Tôi đã đến bến phà Bình Ca. Đấy là một bến nước giản dị. Khi nhìn thấy bến nước tôi không nghĩ đấy là Bình Ca. Có lẽ nó vĩ đại, dào dạt là nhờ thơ Tố Hữu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bộc bạch.

Nhận xét về thơ Tố Hữu, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, ông là một nhà chép sử bằng thơ. Lật trang thơ của Tố Hữu ta có thể thấy được những chặng đường đi, những thăng trầm của cách mạng Việt Nam cả những chiến dịch, cả những con người cụ thể.

Như Biện Biên Phủ là “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Hay nhân dân tiếp vận cho chiến trường Điện Biên được ông lột tả một cách chân thực với: “Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô anh hò chị hát”.

Như với hình ảnh anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, lật những trang thơ Tố Hữu ta thấy ông đã ghi lại toàn bộ 9 phút lịch sử hiên ngang khí phách Việt Nam của anh hùng khi ra pháp trường.

“Thế mà mới đây, tôi có dịp về vùng quê anh Nguyễn Văn Trỗi. Tôi hỏi nhiều người nhưng chẳng ai biết anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là ai – Đấy là điều buồn vô cùng”.

Như nhiều nhà thơ khác, những tác phẩm của mình sẽ dần bị thời gian đưa vào quá khứ, nhưng Tố Hữu sẽ là nhà thơ còn lại nhiều tác phẩm nhất bởi sáng tác của ông đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Muốn tìm lại những thổn thức của lịch sử, những bi tráng, hoài niệm chỉ có lật lại những trang thơ của Tố Hữu. Dù thời gian thay đổi, nhưng áng thơ ca của Tố Hữu sẽ còn lại mãi.

Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức dẫn lời nhà thơ Chế Lan Viên nói rằng: Sang thế kỷ XXI, nếu tính những nhà thơ còn lại trong danh sách còn lại 5-7 người, trong đó có Tố Hữu.

Cảm hứng lịch sử, nói nhiều đến đất nước, cha ông thì đấy chính là nhà thơ Tố Hữu. Tố Hữu không chỉ nói về quá khứ mà còn có cảm hứng nói về hiện tại. Những câu thơ về đất nước của Tố Hữu trải qua các thời kỳ từ những thời tù đày, chống Pháp, chống Mỹ… Bước vào thời kỳ đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng câu thơ viết về miền Nam đầy cảm động bồi hồi.

Thơ Tố Hữu trải dài từ Bắc đến Nam, nơi nào cũng có dấu thơ ông. “Có lần vào thăm miền Trung, tôi bắt gặp hai câu thơ của ông: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Hai câu thơ đó gợi cho tôi nhiều xúc động. Chỉ mỗi câu thơ đó thôi mà Tố Hữu như thôi thúc giục giã bao nhiêu thanh niên lên đường cứu nước.

Bà Nguyễn Thanh Hoa - con gái nhà thơ Tố Hữu cho biết: Thực hiện ý nguyện của nhà thơ Tố Hữu, từ năm 2007 gia đình nhà thơ đã thành lập Quỹ Tố Hữu, trao học bổng thường niên cho sinh viên khoa văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và học sinh hai trường trung học phổ thông tại thành phố Huế và tại huyện Quảng Điền – nơi ông sinh ra.

 

Trao học bổng của Quỹ Tố Hữu cho các sinh viên

“Học văn là học làm người. Hy vọng các em học văn trong đó có thơ Tố Hữu, sẽ học được những giá trị đạo đức muôn đời của các thế hệ cha ông”, bà Hoa nhắn nhủ.

Tại buổi lễ, Quỹ Tố Hữu trao 20 suất học bổng cho những sinh viên xuất sắc của khoa văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Trước đó, hôm 4/12, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về thơ Tố Hữu.

Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở làng Phù Lai (nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Ông là nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc. Các tập thơ của Tố Hữu gồm "Từ ấy" (1946), "Việt Bắc" (1954), "Gió lộng" (1961), "Ra trận" (1962-1971), "Máu và Hoa" (1977), "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999).../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu: Đi giữa thời gian lạnh lùng…
10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu: Đi giữa thời gian lạnh lùng…

(VOV) -Sáng qua (4/12), lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu được tổ chức tại Hội Nhà văn Việt Nam.

10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu: Đi giữa thời gian lạnh lùng…

10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu: Đi giữa thời gian lạnh lùng…

(VOV) -Sáng qua (4/12), lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu được tổ chức tại Hội Nhà văn Việt Nam.

Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu
Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu là một việc làm cần thiết thể hiện tấm lòng yêu mến của Đảng, nhân dân, giới văn học nghệ thuật cả nước đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ.  

Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu là một việc làm cần thiết thể hiện tấm lòng yêu mến của Đảng, nhân dân, giới văn học nghệ thuật cả nước đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ.  

Vợ nhà thơ Tố Hữu qua đời
Vợ nhà thơ Tố Hữu qua đời

Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, bà Vũ Thị Thanh, vợ nhà thơ Tố Hữu, đã từ trần vào rạng sáng 19/4 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.

Vợ nhà thơ Tố Hữu qua đời

Vợ nhà thơ Tố Hữu qua đời

Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, bà Vũ Thị Thanh, vợ nhà thơ Tố Hữu, đã từ trần vào rạng sáng 19/4 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.