Các nhà thơ nữ hướng về Biển Đông bằng những vần thơ thép

VOV.VN - Nhiều nhà thơ nữ Việt Nam đã cùng hội tụ trong chương trình giao lưu “Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông”, thể hiện tình yêu biển đảo.

Cùng với hàng triệu trái tim người dân Việt Nam đang hướng về biển đảo quê hương, vừa qua, nhiều nhà thơ nữ trên mọi miền Tổ quốc đã hội tụ về Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, tham gia chương trình giao lưu “Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông”.

Với thông điệp “Phụ nữ Việt Nam thời nào cũng thiết tha yêu Tổ quốc”, các nữ thi sỹ đã thể hiện tình yêu đất nước, hướng về biển đảo quê hương bằng những vần thơ tràn đầy xúc cảm, thấm đẫm lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh, sẵn sàng đứng lên đáp lời sông núi.

Những vần thơ thép hướng về biển

Nhà thơ Huệ Triệu, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM có duyên đến với Trường Sa từ năm 2012. Đối với nữ nhà thơ, đó là một chuyến đi đầy những trải nghiệm thiêng liêng mà cho đến tận bây giờ, những cảm xúc về Trường Sa vẫn còn trào dâng trong tâm hồn cô. Những hình ảnh người chiến sỹ hải quân vững chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, đến những người dân hiền lành sống trên đảo hay hình ảnh về biển đảo khi có sóng gió, bão giông … luôn chực ùa về trong cô mỗi khi nhắc đến hai tiếng “Trường Sa”.

 

Các nữ thi sỹ trong buổi giao lưu "Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông" (ảnh: Lao Động)

“Có một điều luôn luôn trở thành nỗi ám ảnh khiến cho tôi xúc động đến tận bây giờ. Đó là trước khi ra đến Trường Sa, chúng tôi đến từ đất liền cứ nghĩ rằng mình mang đến cho các anh những lời động viên, những lời chia sẻ. Nhưng không ngờ đến Trường Sa, chúng tôi lại mang về đất liền những điều làm cho mình vững tâm hơn. Tôi biết ơn những chiến sỹ, những cô giáo, em nhỏ, họ đã cho chúng tôi những cảm xúc chân thành để sáng tác thơ ca”, nhà thơ Huệ Triệu tâm sự.

Từ những tình cảm sâu sắc đó, cùng với niềm tự hào về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nhà thơ Huệ Triệu đã “gói sóng cồn biển cả” vào những vần thơ tinh tế qua các tác phẩm: “Tổ quốc và cánh sóng”, “Viết ở Trường Sa”, “Vọng sóng”…

Chưa từng được trải nghiệm cuộc sống ở Trường Sa như nhà thơ Huệ Triệu nhưng chị Huỳnh Thúy Kiều, một nhà thơ của Cà Mau từ lâu đã nặng tình với biển Đông. Với nhà thơ Huỳnh Thúy Kiều, tình yêu biển đảo quê hương là những vần thơ nói về tình yêu thương, sự hy sinh lớn lao của những người mẹ, người vợ, người yêu của các chiến sỹ hải quân, các kiểm ngư đang làm nhiệm vụ trên biển: “Bỏ qua tất cả mọi lo lắng, nhưng mà một điều lớn nhất có thể tồn tại đó là tình yêu Tổ quốc trên tất cả mọi tình yêu khác/ Đất nước mình không thể để mất dù chỉ một xen – ti – met biển/ Bão dậy rồi, em nhường anh cho Tổ quốc thương yêu”.

Chùm thơ biển đảo của cô với những sáng tác “Em viết cho anh từ phía cuối chân trời”, “Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh”… là tiếng nói của một hậu phương vững chắc, điểm tựa cho các chiến sĩ ngoài đảo xa. Tất cả đã khẳng định một điều: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam và mọi trái tim luôn hướng về biển đảo.

Tính thời sự trong tác phẩm thi ca

Thơ về biển đảo không chỉ là tình yêu, là niềm tự hào, là sự ngợi ca hay nỗi căm phẫn trước sự xâm lược của ngoại bang mà còn khắc họa tính thời sự về tình hình đất nước.

Khi các công nhân tại Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Áng (Hà Tĩnh) xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan, bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, phá hoại tài sản của các doanh nghiệp, bằng sự nhạy bén của một người cầm bút, nhà thơ Trầm Hương đã sáng tác bài thơ “Tháng năm nóng bỏng” để gửi lời nhắc nhở đến những thanh niên cần phải biết yêu nước đúng cách.

 

Các tác phẩm không chỉ đề cập đến vấn đề thời sự mà còn nhắc nhở tới mỗi người đọc cần biết yêu nước đúng cách (Ảnh minh họa)

Những vần thơ của nữ thi sỹ Trầm Hương thể hiện trách nhiệm của một người công dân, nêu cao sự kiên nhẫn trước tình hình phức tạp ở biển Đông như: “Cảm ơn những bàn tay nắm lại với lòng kiên nhẫn vô biên/ Cho con hiểu quả cam Trần Quốc Toản/ Cảm ơn sự kiềm chế khó hơn bộc phát/ Yêu nước là mỗi người cần phải sống tốt hơn…”.

Nhà thơ Trầm Hương cho biết: “Hơn lúc nào hết, tình yêu đất nước phải gắn liền với văn hóa. Bởi văn hóa cao nhất là văn hóa của lòng yêu nước. Mỗi một người sống tốt hơn sẽ bện thành sức mạnh tốt hơn của dân tộc. Vì chúng ta không thể đứng riêng lẻ từng cá nhân mà có sức mạnh của toàn dân tộc mới thắng được ngoại xâm”.

Những vần thơ – tiếng nói từ trái tim đầy cảm xúc và đầy chất “thép” của các nữ thi sỹ cũng là tiếng nói chung của hàng triệu trái tim Việt Nam yêu nước đang hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gửi tình theo sóng Trường Sa
Gửi tình theo sóng Trường Sa

NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành tập sách ảnh Gửi tình theo sóng của nhà báo Đỗ Việt Dũng, chất chứa tình cảm trong các chuyến đi Trường Sa.

Gửi tình theo sóng Trường Sa

Gửi tình theo sóng Trường Sa

NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ấn hành tập sách ảnh Gửi tình theo sóng của nhà báo Đỗ Việt Dũng, chất chứa tình cảm trong các chuyến đi Trường Sa.

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

VOV.VN - Văn học dân tộc trong 30 năm qua tồn tại và phát triển trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt so với văn học trước năm 1975.

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

VOV.VN - Văn học dân tộc trong 30 năm qua tồn tại và phát triển trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt so với văn học trước năm 1975.

Đề tài biển đảo trong văn học: Không chỉ giờ mới “nóng”
Đề tài biển đảo trong văn học: Không chỉ giờ mới “nóng”

VOV.VN - Theo nhà văn Đình Kính, đề tài về biển đảo và lính hải quân cũng là đề tài quan trọng, mang tính lâu dài với các nhà văn, nhà thơ.

Đề tài biển đảo trong văn học: Không chỉ giờ mới “nóng”

Đề tài biển đảo trong văn học: Không chỉ giờ mới “nóng”

VOV.VN - Theo nhà văn Đình Kính, đề tài về biển đảo và lính hải quân cũng là đề tài quan trọng, mang tính lâu dài với các nhà văn, nhà thơ.

Xúc động “Lễ thả hoa ở biển Đông”: Từ thơ đến nhạc
Xúc động “Lễ thả hoa ở biển Đông”: Từ thơ đến nhạc

VOV.VN - Từ bài thơ, đến ca khúc và clip cùng tên “Lễ thả hoa ở Biển Đông” đã tôn vinh những người lính đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Xúc động “Lễ thả hoa ở biển Đông”: Từ thơ đến nhạc

Xúc động “Lễ thả hoa ở biển Đông”: Từ thơ đến nhạc

VOV.VN - Từ bài thơ, đến ca khúc và clip cùng tên “Lễ thả hoa ở Biển Đông” đã tôn vinh những người lính đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Nữ văn sĩ Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”
Nữ văn sĩ Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”

VOV.VN - Nổi danh đa tài, từ thơ, điện ảnh, hội hoạ đến văn xuôi, lĩnh vực nào Đoàn Lê cũng có thành tựu, nhất là trong sáng tác văn xuôi.

Nữ văn sĩ Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”

Nữ văn sĩ Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”

VOV.VN - Nổi danh đa tài, từ thơ, điện ảnh, hội hoạ đến văn xuôi, lĩnh vực nào Đoàn Lê cũng có thành tựu, nhất là trong sáng tác văn xuôi.

Đội Hoàng Sa thời phong kiến đã xác lập chủ quyền biển đảo ra sao?
Đội Hoàng Sa thời phong kiến đã xác lập chủ quyền biển đảo ra sao?

VOV.VN - Đội quân này thay mặt cho Nhà nước phong kiến phát triển thêm lực lượng hải quân, nhằm quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đội Hoàng Sa thời phong kiến đã xác lập chủ quyền biển đảo ra sao?

Đội Hoàng Sa thời phong kiến đã xác lập chủ quyền biển đảo ra sao?

VOV.VN - Đội quân này thay mặt cho Nhà nước phong kiến phát triển thêm lực lượng hải quân, nhằm quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”
Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

VOV.VN - Chân thực, sống động, gay cấn, thuyết phục và hấp dẫn - đấy là những nhận xét không quá hào phóng dành cho “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

Sức hấp dẫn của một “Biên bản chiến tranh”

VOV.VN - Chân thực, sống động, gay cấn, thuyết phục và hấp dẫn - đấy là những nhận xét không quá hào phóng dành cho “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.