Truyện ngắn “Người bán than ở Chí Linh”: Thăng trầm cuộc đời Trần Khánh Dư

VOV.VN - Truyện ngắn "Người bán than ở Chí Linh" giúp người đọc hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

 

Truyện ngắn “Người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu vào 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này.

Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh.

Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân.

Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân.

Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực.

Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thư mùa dịch: Thế gian rực rỡ những ân tình
Thư mùa dịch: Thế gian rực rỡ những ân tình

VOV.VN - Tản văn “Thế gian rực rỡ những ân tình” của nhà thơ Bình Nguyên Trang như một đốm lửa ấm thắp lên cùng mỗi chúng ta.

Thư mùa dịch: Thế gian rực rỡ những ân tình

Thư mùa dịch: Thế gian rực rỡ những ân tình

VOV.VN - Tản văn “Thế gian rực rỡ những ân tình” của nhà thơ Bình Nguyên Trang như một đốm lửa ấm thắp lên cùng mỗi chúng ta.

Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi": Khát vọng hạnh phúc
Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi": Khát vọng hạnh phúc

VOV.VN - Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi" có cốt truyện không hẳn là mới, nhưng cách viết, cách diễn đạt của tác giả mang đến nhiều ấn tượng.

Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi": Khát vọng hạnh phúc

Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi": Khát vọng hạnh phúc

VOV.VN - Truyện ngắn "Vệt nắng cuối rẻo đồi" có cốt truyện không hẳn là mới, nhưng cách viết, cách diễn đạt của tác giả mang đến nhiều ấn tượng.

Truyện ngắn “Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người
Truyện ngắn “Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

VOV.VN - Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy.

Truyện ngắn “Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

Truyện ngắn “Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

VOV.VN - Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy.

Truyện ngắn “Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao
Truyện ngắn “Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

VOV.VN - Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.

Truyện ngắn “Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Truyện ngắn “Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

VOV.VN - Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.