"Nhiệt đới gió mùa" - cái nhìn dữ dằn về chiến tranh

(VOV) - Tập truyện mới “Nhiệt đới gió mùa” là một cách giải thích về chiến tranh có thể khiến độc giả rơi nước mắt.

“Lê Minh Khuê đã cắt nghĩa về cuộc chiến tranh, chị cắt nghĩa vì sao đất nước mình bị chia cắt, và hận thù là như thế nào?Chị luôn giữ cho nhân vật của mình không bị hoen ố” - Đó là lời nhận xét của nhà phê  bình Phạm Xuân Nguyên về tập truyện mới mang tên “Nhiệt đới gió mùa” của nhà văn Lê Minh Khuê.

Tập truyện do Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam kết hợp với Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản gồm 12 truyện ngắn và vừa. Truyện vừa “Nhiệt đới gió mùa” được chọn làm tên chung cho tập truyện mang tầm một cuốn tiểu thuyết, như PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, có một truyện vừa ép lại từ một tiểu thuyết, cách giải thích của chị về chiến tranh làm tất cả những ai đọc nó đều rơi nước mắt. Chiến tranh, ngày xưa người ta nhìn bằng con mắt màu hồng. Nhưng qua con mắt của Lê Minh Khuê chiến tranh hiện lên, khắc nghiệt và dữ dằn”.

Bìa tập truyện ngắn "Nhiệt đới gió mùa"

Trong tập truyện, Lê Minh Khuê khai thác đề tài chiến tranh ở những hận thù sâu sắc trong một gia đình: mối thù giữa hai người đàn bà với một người đàn ông, mối thù hận giữa hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến. Nhà giáo, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng, một người đã đi qua chiến tranh cho biết đọc xong tập truyện anh rã rời cả người mất mấy đêm liền vì anh hiểu sự chia cắt và hận thù kéo cuộc đời con người ta ngắn lại và vô nghĩa như thế nào.

Nhà văn Lê Minh Khuê ký sách tặng độc giả

Lê Minh Khuê là một trong những cây bút nữ hàng đầu với sở trường truyện ngắn. Từ năm 16 tuổi chị đã tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong, bám trụ trên những cung đường ác liệt nên những ký ức về chiến tranh vẫn ám ảnh trong truyện ngắn chị nhiều năm sau này. Chị coi đó là món nợ lớn với độc giả mà các nhà văn Việt Nam cần phải trả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuốn tự truyện cảm động của cô gái bị ung thư máu
Cuốn tự truyện cảm động của cô gái bị ung thư máu

Dù mỗi ngày đối diện với cơn đau thể xác giằng xé của căn bệnh ung thư máu nhưng cô gái trẻ Hoàng Thị Diệu Thuần vẫn hi vọng và khao khát được sống như bao người.

Cuốn tự truyện cảm động của cô gái bị ung thư máu

Cuốn tự truyện cảm động của cô gái bị ung thư máu

Dù mỗi ngày đối diện với cơn đau thể xác giằng xé của căn bệnh ung thư máu nhưng cô gái trẻ Hoàng Thị Diệu Thuần vẫn hi vọng và khao khát được sống như bao người.

Tọa đàm về tự truyện của Rousseau
Tọa đàm về tự truyện của Rousseau

(VOV) -“Những lời bộc bạch” là sự khám phá một lục địa đen tối – cái tôi hiện đại – của nhà tư tưởng lớn thế kỷ 18 Rousseau.

Tọa đàm về tự truyện của Rousseau

Tọa đàm về tự truyện của Rousseau

(VOV) -“Những lời bộc bạch” là sự khám phá một lục địa đen tối – cái tôi hiện đại – của nhà tư tưởng lớn thế kỷ 18 Rousseau.

“Chiến tranh và hòa bình” đã được làm phim như thế nào?
“Chiến tranh và hòa bình” đã được làm phim như thế nào?

(VOV) - “Chiến tranh và Hoà bình” là bộ phim chi phí đắt nhất của Liên Xô khi đó và để lại nhiều dấu ấn với điện ảnh Nga.

“Chiến tranh và hòa bình” đã được làm phim như thế nào?

“Chiến tranh và hòa bình” đã được làm phim như thế nào?

(VOV) - “Chiến tranh và Hoà bình” là bộ phim chi phí đắt nhất của Liên Xô khi đó và để lại nhiều dấu ấn với điện ảnh Nga.

Truyện cổ Việt Nam hay nhất
Truyện cổ Việt Nam hay nhất

10 tập truyện tranh của NXB Kim Đồng, mỗi cuốn gồm 5 truyện hay trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam

Truyện cổ Việt Nam hay nhất

Truyện cổ Việt Nam hay nhất

10 tập truyện tranh của NXB Kim Đồng, mỗi cuốn gồm 5 truyện hay trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam

Kể chuyện Hà Nội năm 1972 bằng phế liệu chiến tranh
Kể chuyện Hà Nội năm 1972 bằng phế liệu chiến tranh

(VOV) - Đó là kỷ vật trong chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" được trưng bày tại triển lãm "Tôi kể chuyện này" khai mạc sáng 03/12.

Kể chuyện Hà Nội năm 1972 bằng phế liệu chiến tranh

Kể chuyện Hà Nội năm 1972 bằng phế liệu chiến tranh

(VOV) - Đó là kỷ vật trong chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" được trưng bày tại triển lãm "Tôi kể chuyện này" khai mạc sáng 03/12.