“Những người đi giữ biên cương”: Hồi ức 40 năm về trước

VOV.VN - Những ký ức 40 năm về trước được các cựu chiến binh Quân đoàn 14 mặt trận Lạng Sơn đưa vào cuốn sách "Những người đi giữ biên cương".

Cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” vừa ra mắt bạn đọc, giống như một lời tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Cuốn sách gồm nhiều thể loại: Văn, thơ, kịch, tư liệu… do nhóm tác giả Nhà báo, Đại tá Ngô Văn Học, Nhà văn, nhà thơ, nhà báo Đặng Vương Hưng, Nhà văn, nhà báo Hoàng Thiềng và Đại tá Lê Anh Sáng, Thường trực ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 biên soạn.

“Những người đi giữ biên cương” gồm 20 tác giả - họ là những cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Đây là những câu chuyện có thực, những kỷ niệm hào hùng mà đau thương của những ngày ra trận giữ gìn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc cách đây 40 năm.

Sách "Những người đi giữ biên cương".

Nhiều tác phẩm trong cuốn sách đã được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và đã dành được những giải thưởng cao như vở kịch “Gặp nhau giữa rừng” của CCB, Nhà biên kịch, đạo diễn Tuấn Long đã dành được Huy Chương Vàng tại giải diễn toàn quân năm 1980 tại Hải Phòng.

“Tôi được cử đi thực tế sáng tác tại mặt trận Lạng Sơn ngay những ngày đầu. Đến Lạng Sơn tôi được cử đến Sư đoàn Sao Vàng, chúng tôi đã đến nhiều địa danh của Lạng Sơn như Đồng Đăng, Khánh Khê, Lộc Bình, Kỳ Cùng. Tôi được gặp gỡ nhiều chiến sĩ, được nghe kể về nhiều trận đánh, được nghe về những chiến tích hào hùng vẻ vang. Trong chuyến đi thực tế ấy tôi đã sáng tác được nhiều tác phẩm thơ, ca, kịch. Đáng nhớ nhất là vở kịch “Gặp nhau giữa rừng”, tôi viết vở kịch là từ cảm hứng về truyền thống đấu tranh nhân dân của dân tộc ta có từ hàng ngàn đời nay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đạo diễn Tuấn Long chia sẻ.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ký ức thì không bao giờ quên với những người lính, những người trực tiếp được tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. 

Cũng ở tuổi ngoài 20 ấy, tác giả Hải Hà kể về một người lính “không quân số”. Người mà giữa trận chiến đã xin phép tác giả Hải Hà: “Em xin lỗi thủ trưởng, em chưa phải là bộ đội. Em xin thủ trưởng cho em được phép nhập ngũ tại đây”.

Tìm hiểu kỹ, ông mới biết rằng, người thanh niên trẻ đó đang là sinh viên năm nhất Trường ĐH Xây dựng. Khi đất nước có chiến tranh, chàng sinh viên năm nhất ấy xin trường cho phép được rời giảng đường để lên đường nhập ngũ nhưng không được trường đồng ý.

Vậy là cậu quyết định “trốn trường” đi về hướng súng nổ. Cứ theo dòng người, theo những đoàn quân mà len lỏi để ra tới mặt trận. Nhưng cậu sinh viên trường xây dựng không phải là trường hợp duy nhất, có trường hợp quân đoàn đã phải tiếp nhận hai sinh viên Sư phạm Hà Nội 1 tự động bỏ học, đi theo tiếng súng nổ và lên trận địa xin nhập ngũ.

Rời quân ngũ, CCB Phạm Văn Quang (chàng sinh viên năm nhất ĐH Xây dựng) trở thành một “người lính” trên thương trường, ông tếu táo bằng câu thơ: Cũng như xưa trên chiến trường chống Mỹ/ Và hôm nay trên chiến lũy thương trường… Những người lính năm xưa nay lại cùng tề tựu, tri ân những đồng đội đã ngã xuống, cùng ôn lại những kỷ niệm hào hùng mà đau thương của những ngày ra trận giữ gìn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Quân đoàn 14 thời bấy giờ chẳng khác nào “quân vay, tướng mượn, pháo bắn nhờ” nhưng tất cả đều có chung một suy nghĩ là phải  giữ gìn từng tấc đất của tổ quốc. Họ gặp lại nhau, giữa tình đồng đội là những câu chuyện trong những ngày chiến đấu cận kề. Họ cũng nhắc về những người còn nằm lại đâu đó trên trận địa vẫn chưa được về đoàn tụ với đồng đội ở các nghĩa trang.

Những ký ức đó được các CCB Quân đoàn 14 mặt trận Lạng Sơn đưa vào cuốn sách "Những người đi giữ biên cương"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam

 Năm 2015, trong danh sách tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có tên nhà thơ Trần Tuấn Anh, sinh năm 1964, quê Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hội viên Hội nhà văn Việt Nam

 Năm 2015, trong danh sách tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có tên nhà thơ Trần Tuấn Anh, sinh năm 1964, quê Quảng Ngãi.

“Cây vĩ cầm Ave Maria”: Quá khứ đau thương được vẽ bằng âm nhạc
“Cây vĩ cầm Ave Maria”: Quá khứ đau thương được vẽ bằng âm nhạc

VOV.VN - Đây là tác phẩm từng đạt giải vàng Huân Chương Sakura, giải thưởng thường niên của Hiệp hội thư viện trường học Nhật Bản.

“Cây vĩ cầm Ave Maria”: Quá khứ đau thương được vẽ bằng âm nhạc

“Cây vĩ cầm Ave Maria”: Quá khứ đau thương được vẽ bằng âm nhạc

VOV.VN - Đây là tác phẩm từng đạt giải vàng Huân Chương Sakura, giải thưởng thường niên của Hiệp hội thư viện trường học Nhật Bản.

Dạy con bằng truyện Do Thái của tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học
Dạy con bằng truyện Do Thái của tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học

VOV.VN - “Con dê Zlateh và những truyện khác” không chỉ là truyện dành cho thiếu nhi mà còn cho các bậc phụ huynh mà tác giả gọi là “những đứa trẻ nghiêm túc”.

Dạy con bằng truyện Do Thái của tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học

Dạy con bằng truyện Do Thái của tác giả từng đoạt giải Nobel Văn học

VOV.VN - “Con dê Zlateh và những truyện khác” không chỉ là truyện dành cho thiếu nhi mà còn cho các bậc phụ huynh mà tác giả gọi là “những đứa trẻ nghiêm túc”.

'Nguyễn Trọng Tạo tài hoa, không dễ có lại được người như thế'
'Nguyễn Trọng Tạo tài hoa, không dễ có lại được người như thế'

Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, nhà thơ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là người đa tài, sống tận hiến với nghệ thuật, khi mất đi không dễ có lại một người như thế.

'Nguyễn Trọng Tạo tài hoa, không dễ có lại được người như thế'

'Nguyễn Trọng Tạo tài hoa, không dễ có lại được người như thế'

Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, nhà thơ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là người đa tài, sống tận hiến với nghệ thuật, khi mất đi không dễ có lại một người như thế.

“Vua thợ hàn” - xã hội bao cấp, hậu bao cấp qua góc nhìn Lê Thanh Kỳ
“Vua thợ hàn” - xã hội bao cấp, hậu bao cấp qua góc nhìn Lê Thanh Kỳ

VOV.VN - Tập truyện ngắn của tác giả Lê Thanh Kỳ mang tên "Vua thợ hàn" vẽ nên khung cảnh xã hội thời bao cấp và hậu bao cấp với những con người khốn khổ. 

“Vua thợ hàn” - xã hội bao cấp, hậu bao cấp qua góc nhìn Lê Thanh Kỳ

“Vua thợ hàn” - xã hội bao cấp, hậu bao cấp qua góc nhìn Lê Thanh Kỳ

VOV.VN - Tập truyện ngắn của tác giả Lê Thanh Kỳ mang tên "Vua thợ hàn" vẽ nên khung cảnh xã hội thời bao cấp và hậu bao cấp với những con người khốn khổ.