“Sóng đôi văn học” mang văn chương Đức đến gần hơn với độc giả Việt

VOV.VN - Tại sự kiện "Sóng đôi văn học" tổ chức ngày 7/11, các nhà văn, thơ trẻ Đức đã có dịp giao lưu với các tác giả đương đại Việt Nam như Trang Hạ, Tố Linh

Khi nhắc đến văn chương nước Đức, người ta hay tới những tác giả nổi tiếng như Thomas Mann, Hermann Hesse, Elias Canetti... Nếu trong tiểu thuyết của Mann như "Gia đình Buddenbrook", "Death in Venice" tái hiện sự suy sụp của tầng lớp thượng lưu thì các tác phẩm của Hermann Hesse đề cập đến những nỗi đau thường ngày của con người như trong các tác phẩm Steppenwolf  hay Siddhartha. Sự phân tích thông minh, sâu sắc mà tinh tế, cách thể hiện sử thi kết hợp nhuần nhuyễn với sự tái hiện bình tĩnh, chi tiết một nền văn minh tư sản qua sự chuyển biến của các nhân vật.

Qua những tác phẩm kinh điển, văn chương Đức thường được biết đến là nền văn học có chiều sâu, triết lý nhưng khô khan và ảm đạm.

Đại diện Viện Hội thảo chuyên đề Văn học Berlin giới thiệu đến các tác giả, các nhà xuất bản Việt Nam. 

Với dự án “Sự đa dạng của tiếng Đức,” Viện Hội thảo chuyên đề Văn học Berlin đã tổ chức buổi giao lưu "Sánh đôi văn học" giữa các nhà văn, thơ trẻ như Fatma Aydemir, Julia Franck, Fabian Hischmann, Anja Kampmann và Judith Zander với các nhà xuất bản và các tác giả Việt Nam về sự phong phú trong nội dung và văn phong của văn học đương đại tiếng Đức.

Sự phong phú này đến từ thực tế xã hội Đức đã có nhiều biến chuyển từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trở thành một xã hội với những pha trộn và hỗn loạn đầy sức hấp dẫn của những dấu ấn và nguồn gốc khác nhau. Điều này thể hiện nhiều trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Sự đa dạng của xã hội định hình văn học hiện nay.

Tác giả trẻ Tố Linh chia sẻ, trao đổi cùng các nhà văn, thơ của nước Đức. 

Là những đại diện ở nhiều thể loại khác nhau, thơ và tiểu thuyết, những văn bản mang tính báo chí và lý thuyết, họ mang đến mang đến những cái nhìn  sâu hơn về công việc của các tác giả khác nhau, những người viết về những ảnh hưởng văn chương, ngôn ngữ cũng như về những nhọc nhằn thường nhật trong việc tìm kiếm ngôn ngữ riêng của chính họ. 

Những tác giả trẻ chia sẻ những trang viết ý vị nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chi tiết với phong cách viết gần gũi, giản đơn nhưng vẫn chứa đựng triết lý sâu xa về cuộc đời, xã hội. Điều này là một trong những minh chứng của t nền văn học Đức nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Tác giả Julia Franck trao đổi các quan điểm đa dạng về văn học và xã hội.

Trong buổi giao lưu, các tác giả và nhà xuất bản Việt Nam được hiểu thêm không chỉ về văn học Đức nói chung mà còn được tìm hiểu về thể loại văn học dành cho thiếu nhi của Đức. Được đánh giá là một trong những thể loại văn học gặt hái được nhiều thành công, tác giả Julia Franck chia sẻ: " Sách dành cho thiếu nhi ở Đức không viết theo hướng giáo điều mà cuốn sách được viết theo văn phong gần gũi, không chỉ kích thích trí tò mò của trẻ mà còn hấp dẫn người lớn để có thể cùng đọc sách với trẻ ". 

Đại diện nhà xuất bản Phụ nữ đặt câu hỏi cho các tác giả trẻ đến từ nước Đức.

Văn chương không ngừng vận động, được chọn lọc và đào thải qua thời gian. Các nền văn học lớn của châu Âu, đặc biệt là văn học Đức tất yếu cũng không nằm ngoài quy luật này. 

Trong những năm trở lại đây, độc giả Việt dường như hồ hởi đón nhận nền văn học của nhiều nước nước châu Âu bởi sự chuyển mình mạnh mẽ trong đề tài và phong cách viết của những nhà văn đương đại. 

Nhìn từ các ấn phẩm của nhà xuất bản Trẻ, đơn vị hàng đầu trong việc dịch và giới thiệu tác phẩm văn học Đức, danh sách các tác giả hiện diện ở Việt Nam khá đầy đủ. Tuy nhiên những tác phẩm văn học Đức vẫn còn bị "lép vế" hơn so với các nền văn học khác như Pháp, Anh,.. Lý giải cho điều này, trước tiên có thể nhìn từ góc độ dịch giả. Những dịch giả thạo các ngôn ngữ Đức ở mức độ có thể dịch tác phẩm văn học ở nước ta chiếm tỉ lệ khá ít. 

Đại diện nhà xuất bản Trẻ trò chuyện trong buổi giao lưu. 

Hơn nữa, văn học Đức vẫn còn bị xem là khô khăn về văn phong, chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc, khác với lối văn phong tài tử, thấm đẫm chất trữ tình lãng mạn của nền văn học Pháo. Có lẽ đây là một trong nhưng yếu tố ảnh hướng phần lớn tới thị hiếu người đọc hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, đại diện các nhà xuất bản như Trẻ, Kim Đồng, Phụ nữ mong muốn có sự gắn kết, hỗ trợ và hợp tác giữa các tác giả trẻ của Đức với Việt Nam để mang văn học Đức đến gần hơn với độc giả Việt cũng như văn học Việt có thể vươn xa trên thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một tấm lòng với văn học Việt Nam
Một tấm lòng với văn học Việt Nam

VOV.VN -GS. Choi Kwi Muk, hiện giảng dạy ở Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc, ĐH Korea là người có công giới thiệu văn học Việt Nam ở Hàn Quốc.

Một tấm lòng với văn học Việt Nam

Một tấm lòng với văn học Việt Nam

VOV.VN -GS. Choi Kwi Muk, hiện giảng dạy ở Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc, ĐH Korea là người có công giới thiệu văn học Việt Nam ở Hàn Quốc.

Chủ nhân giải Nobel văn học 2001 qua đời ở tuổi 86
Chủ nhân giải Nobel văn học 2001 qua đời ở tuổi 86

Vidiadhar Surajprasad Naipaul mất tại nhà riêng ở Anh, trong vòng tay của gia đình.

Chủ nhân giải Nobel văn học 2001 qua đời ở tuổi 86

Chủ nhân giải Nobel văn học 2001 qua đời ở tuổi 86

Vidiadhar Surajprasad Naipaul mất tại nhà riêng ở Anh, trong vòng tay của gia đình.