“Thần đồng đất Việt”: Họa sỹ Lê Linh thắng kiện trước Phan Thị

VOV.VN-Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt song Công ty Phan Thị có quyền làm tác phẩm phái sinh không phương hại tới tác giả.

Sáng 18/2, Tòa án nhân dân quận 1 (TPHCM) đã có phán quyết đối với vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm Thần đồng đất Việt giữa nguyên đơn là ông Lê Phong Linh, bút danh Lê Linh và bị đơn là Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

Tòa sơ thẩm vụ Họa sỹ Lê Linh kiện Công ty Phan Thị về tác quyền "Thần đồng đất Việt".

Theo Hội đồng xét xử, pháp luật quy định: quyền tác giả phát sinh từ thời điểm sáng tạo ra tác phẩm, thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định; tác giả là người sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Còn những điều nằm trong suy nghĩ, ý tưởng thì không phải là tác phẩm văn học, khoa học.

Trước khi “Thần đồng đất Việt” xuất hiện thì chưa hề có sự hiện diện của 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong các tác phẩm văn học. Trong nhiều năm liền, trên các bìa sách đều thể hiện ông Lê Linh là tác giả của 4 nhân vật này.

Phía Công ty Phan Thị trả tiền nhuận bút cho ông Linh, chứng minh bị đơn thừa nhận vai trò của ông Linh đối với tác phẩm.

Về việc bị đơn cho rằng, ông Linh đã ký tên vào văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền thừa nhận cả hai là đồng tác giả, Hội đồng xét xử cho rằng; văn bản trên đề nghị Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu cho Công ty Phan Thị, có chữ ký của cả ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, không có nội dung ghi ai là tác giả hay đồng tác giả mà chỉ ghi chủ sở hữu là Phan Thị.

Với yêu cầu của ông Lê Linh buộc Công ty Phan Thị chấm dứt quyền tạo ra các biến thể khác, Tòa xét thấy công ty Phan Thị là chủ sở hữu 4 hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo nên có quyền làm tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, bị đơn không có quyền cắt xén tác phẩm, làm các hành động gây phương hại đến uy tín tác giả.

Đối chiếu quy định của pháp luật, việc Phan Thị tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi sửa chữa tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Ngay cả khi ông Linh là đồng tác giả thì việc làm này là xâm phạm quyền nhân thân.

Từ những điều này, hội đồng xét xử công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt, bà Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau; đồng thời buộc Công ty Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 2 tờ báo trong 3 số liên tiếp. Công ty Phan Thị phải thanh toán 15 triệu đồng chi phí luật sư cho ông Lê Linh.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Vân Nam, đại diện Công ty Phan Thị cho phía bị đơn biết sẽ kháng cáo.

“Nếu như bản án như ở phiên tòa sơ thẩm có hiệu lực thi hành thì tôi tin rằng không nhà đầu tư nước ngoài nào có thể đầu tư vào lĩnh vực sáng tạo vì nếu đã đào tạo, đầu tư cho nhân viên mà khi thấy doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi thì nhân viên quay lại kiện thì không nhà đầu tư nào dám cả. Ở phiên tòa sơ thẩm cũng không nhắc đến Điều 39 Luật Sở Hữu trí tuệ, theo đó toàn bộ quyền tài sản của tác giả đã chuyển cho Công ty Phan Thị rồi. Tôi tin rằng cấp phúc thẩm sẽ có cái nhìn đúng đắn, hợp lý hơn” - Luật sư Nguyễn Vân Nam cho biết.

Còn Họa sĩ Lê Phong Linh thì bày tỏ sự đồng thuận với phán quyết của toàn án cấp sơ thẩm: “Hôm nay tòa tuyên án dựa trên sự thật, điều đó đã được khẳng định từ rất lâu rồi. Sự thật thì cứ đi đấu tranh thôi. Tất cả chứng cứ phía bị đơn đã đưa ra trong phiên tòa sơ thẩm rồi tôi nghĩ trong phiên phúc thẩm cũng tranh chấp như thế thôi. Sự thật chỉ có một, mình tin tưởng như vậy”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyện tranh Việt chuyển thể thành phim
Truyện tranh Việt chuyển thể thành phim

VOV.VN - Phim được chuyển thể từ truyện tranh không phải là “sáng tạo” mới mẻ gì, đã được thực hiện từ lâu, rất nhiều và khá thành công.

Truyện tranh Việt chuyển thể thành phim

Truyện tranh Việt chuyển thể thành phim

VOV.VN - Phim được chuyển thể từ truyện tranh không phải là “sáng tạo” mới mẻ gì, đã được thực hiện từ lâu, rất nhiều và khá thành công.

VCPMC đã chi trả gần 57 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2018
VCPMC đã chi trả gần 57 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2018

VOV.VN - Trong tổng số tiền thu về là gần 104 tỷ đồng, VCPMC đã chi trả được khoảng 57 tỷ đồng tiền tác quyền cho các tác giả trong năm 2018.

VCPMC đã chi trả gần 57 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2018

VCPMC đã chi trả gần 57 tỷ đồng tiền tác quyền trong năm 2018

VOV.VN - Trong tổng số tiền thu về là gần 104 tỷ đồng, VCPMC đã chi trả được khoảng 57 tỷ đồng tiền tác quyền cho các tác giả trong năm 2018.

Truyện tranh Việt về đâu?
Truyện tranh Việt về đâu?

Vượt qua nhiều năm dài bị lép vế, truyện tranh Việt Nam đang trở lại với sự tươi mới, nhưng cũng không thiếu trắc trở chông gai.

Truyện tranh Việt về đâu?

Truyện tranh Việt về đâu?

Vượt qua nhiều năm dài bị lép vế, truyện tranh Việt Nam đang trở lại với sự tươi mới, nhưng cũng không thiếu trắc trở chông gai.

Việt Nam đoạt giải Bạc tại cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản
Việt Nam đoạt giải Bạc tại cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản

VOV.VN - Tác giả Can Tiểu Hy (tên thật là Phan Cao Hà My, sinh năm 1990) đến từ Việt Nam đã giành giải Bạc cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản.

Việt Nam đoạt giải Bạc tại cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản

Việt Nam đoạt giải Bạc tại cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản

VOV.VN - Tác giả Can Tiểu Hy (tên thật là Phan Cao Hà My, sinh năm 1990) đến từ Việt Nam đã giành giải Bạc cuộc thi Truyện tranh Quốc tế Nhật Bản.

MC Lại Văn Sâm thừa nhận là fan hâm mộ của “thần đồng đất Việt“
MC Lại Văn Sâm thừa nhận là fan hâm mộ của “thần đồng đất Việt“

VOV.VN - MC Lại Văn Sâm tự nhận là fan hâm mộ của cậu bé “thần đồng đất Việt” thông thạo can chi, am tường lịch sử trong "Mặt trời bé con".

MC Lại Văn Sâm thừa nhận là fan hâm mộ của “thần đồng đất Việt“

MC Lại Văn Sâm thừa nhận là fan hâm mộ của “thần đồng đất Việt“

VOV.VN - MC Lại Văn Sâm tự nhận là fan hâm mộ của cậu bé “thần đồng đất Việt” thông thạo can chi, am tường lịch sử trong "Mặt trời bé con".