Tìm hiểu về "Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa"

VOV.VN - Tiến sỹ Nguyễn Thụy Phương không chỉ làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử mà còn đưa ra những thông tin và luận điểm về giáo dục để chia sẻ với bạn đọc một thời kỳ tưởng chừng như rơi vào quên lãng.

“Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen” của Tiến sỹ Nguyễn Thụy Phương là tác phẩm mới nhất tổng hợp những nghiên cứu về Di sản giáo dục Thực dân, tại Việt Nam và Đông Dương, vừa được Trung tâm văn hóa Pháp - Hà Nội giới thiệu đến độc giả.

Cuốn sách là tổng hợp những nghiên cứu về Di sản giáo dục Thực dân. Khảo sát của chị cho thấy, tại Pháp, các sử liệu về hệ thống giáo dục Pháp hiện nay không đề cập sâu đến nghiên cứu về giáo dục thuộc địa nói chung và giáo dục Pháp tại các nước thuộc địa cũ. Tiến sỹ Nguyễn Thụy Phương dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả đã cố gắng phân tích một cách hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục thời kỳ này.

Tác giả Nguyễn Thụy Phương chia sẻ: "Cuốn sách sẽ đem lại cho độc giả những khám phá mới về giai đoạn thuộc địa, đặc biệt trên phương diện giáo dục. Tôi mượn 2 thuật ngữ là huyền thoại đỏ và huyền thoại đen từ sử gia Marc Ferro với hàm ý là nhận xét và nhận định về nền di sản giáo dục của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Đây là ẩn dụ của hai quan điểm đánh giá: một là tô hồng ca tụng, hai là phê phán chỉ trích. Hai quan điểm này đều được phát ngôn bởi hai phía: người thống trị/nhà cầm quyền và người bị trị thụ hưởng văn hóa Pháp ".

Với tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen”, Tiến sỹ Nguyễn Thụy Phương không chỉ làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử mà còn đưa ra những thông tin và luận điểm về giáo dục để chia sẻ với bạn đọc một thời kỳ tưởng chừng như rơi vào quên lãng ./.


Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương – chuyên ngành về lịch sử giải thực dân văn hóa, giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa – Trường đại học Paris Descartes.

Từng nhận giải thưởng Louis Cros 2018 của Pháp Viện cho Cuốn sách "Trường Pháp tại Việt Nam (1945-1975): từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa" – một công trình khoa học phân tích sự biến chuyển của hợp tác văn hóa Pháp tại Việt Nam, trong ba thập niên từ 1945 đến 1975, dưới góc độ giáo dục.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuốn tiểu thuyết rất Hà Nội
Cuốn tiểu thuyết rất Hà Nội

VOV.VN - "Giọt vàng trong nắng" của nhà báo, đạo diễn truyền hình Công an nhân dân Lê Duy Nghĩa là món quà ý nghĩa mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cuốn tiểu thuyết rất Hà Nội

Cuốn tiểu thuyết rất Hà Nội

VOV.VN - "Giọt vàng trong nắng" của nhà báo, đạo diễn truyền hình Công an nhân dân Lê Duy Nghĩa là món quà ý nghĩa mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

VOV.VN - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên của công nghệ nghe nhìn đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nhiều cơ hội, thách thức cho văn hóa đọc

VOV.VN - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên của công nghệ nghe nhìn đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa đọc.

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn
Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

VOV.VN - Với “Đức Thánh Trần” và mới đây là “Trần Thủ Độ”, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ, thú vị cùngcái nhìn trọn vẹn hơn về nhân vật lịch sử và thời cuộc.

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

Viết về lịch sử là một trọng trách lớn

VOV.VN - Với “Đức Thánh Trần” và mới đây là “Trần Thủ Độ”, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ, thú vị cùngcái nhìn trọn vẹn hơn về nhân vật lịch sử và thời cuộc.