Truyện ngắn "Sương còn giăng trắng núi": Câu chuyện tình éo le, ngang trái

VOV.VN - Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung.

 

Trong làng văn, Hoàng Lệ Thủy có lẽ còn là một cái tên khá mới mẻ. Thế nhưng qua truyện ngắn "Sương còn giăng trắng núi", tác giả đã cho thấy một bút pháp vững vàng, cách kể chuyện đầy lôi cuốn với những trang văn giàu cảm xúc. 

Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là em gái của nhân vật nữ chính trong truyện. Cả hai nhân vật nữ - hai chị em ruột cùng các nhân vật phụ vây quanh đều không có một cái tên cụ thể, họ như bị hòa vào bầu không khí bảng lảng sương khói của một miền không gian sơn cước.

Câu chuyện chúng ta vừa nghe là câu chuyện của những bi kịch chồng lên nhau. Cô chị đi lấy chồng trong tiếng gào khóc của em gái. Và rồi sau đó là những xót xa của cả gia đình khi thấy chị thường xuyên bị chồng đánh đập, bạo hành. Cuối cùng cuộc hôn nhân tan vỡ, người chị trở về nhà bố mẹ đẻ với đứa con địu trên lưng, có lẽ trong lòng cũng thầm xác định một cuộc sống an phận. Rồi cô em lại đến tuổi yêu đương. Trong tình yêu có ai học hết chữ Ngờ.

Vào ngày hội xuân năm ấy, hai chị em đi hội và đều chạm phải tiếng sét ái tình với một chàng trai. Ngang trái bắt đầu nảy sinh ở chỗ chàng trai thích cô chị nhưng lại cưới cô em làm vợ, có lẽ bởi bước đầu anh ta chưa vượt qua được mặc cảm kết hôn với người con gái đã từng một lần đò. Hạnh phúc lấy được người con trai mình yêu của cô em không thể bù đắp cho nỗi buồn vì không sinh được con, cứ có thai ít lâu lại hỏng.

Bi kịch của cô em nhân lên gấp đôi khi một ngày phát hiện chồng mình và chị gái ân ái ngay trong chính ngôi nhà mà hai chị em lớn lên từ thuở ấu thơ. Bắt đầu từ đây, những bi kịch chồng lên bi kịch. Bản thân cô chị cũng đau xót bẽ bàng, mang mặc cảm của người mắc lỗi, làm em gái đau khổ, phá đi hạnh phúc vợ chồng của em. Cô em thì vẫn rất yêu chồng và cũng không thể chà đạp lên người chị gái ruột thịt của mình. Éo le tiếp tục đẩy cao hơn nữa khi chị gái có bầu với người chồng chính thức của cô em.

Vậy là một cuộc hoán đổi âm thầm diễn ra. Cô em lặng lẽ trở về nhà bố mẹ đẻ để thưa với bố mẹ mọi chuyện. Cô chị trở thành vợ chính thức của người chồng cô em, nhưng bước chân ra đi trong buồn bã. Những nỗi đau có lẽ rồi cũng nguôi ngoai, hạnh phúc của cô em dù dang dở nhưng sự hy sinh của cô biết đâu lại mang đến hạnh phúc thực sự cho người chị của mình, cũng là cho cả người cô từng chung chăn gối.

Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" qua đời
Nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" qua đời

VOV.VN - Do tuổi cao sức yếu, nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" đã qua đời vào hồi 6h00 ngày 15/8, hưởng thọ 96 tuổi.

Nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" qua đời

Nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" qua đời

VOV.VN - Do tuổi cao sức yếu, nhà văn Vũ Hạnh - tác giả tập truyện ngắn "Bút máu" đã qua đời vào hồi 6h00 ngày 15/8, hưởng thọ 96 tuổi.

16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"
16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"

VOV.VN - "Các tác phẩm gửi tới dự thi đã tạo nên một bức tranh tổng thể về làng quê Việt Nam: đa dạng, phong phú và mới mẻ. Không ít tác phẩm có ngôn ngữ độc đáo, sinh động, giọng văn lôi cuốn, thu hút", nhà văn Nguyễn Bình Phương nhận định.

16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"

16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"

VOV.VN - "Các tác phẩm gửi tới dự thi đã tạo nên một bức tranh tổng thể về làng quê Việt Nam: đa dạng, phong phú và mới mẻ. Không ít tác phẩm có ngôn ngữ độc đáo, sinh động, giọng văn lôi cuốn, thu hút", nhà văn Nguyễn Bình Phương nhận định.