“Xứ” của nhà thơ Trần Lê Khánh

VOV.VN - "Xứ” – là tên buổi giao lưu và tọa đàm thơ Trần Lê Khánh diễn ra sáng nay (25/09) tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

“Xứ” – tên buổi giao lưu và cũng là tiêu đề tập thơ thứ 6 của nhà thơ Trần Lê Khánh, ở đó chữ “xứ” được nhà thơ tình cờ phát hiện và anh cảm thấy có thể bao quát được tập thơ nên đã lấy làm tiêu đề cho tập thơ sắp ra mắt của mình.

"Xứ” như là một xứ sở, ở đó nơi nào mình đến, nơi nào mình đi, nơi nào mình hiện diện đều có xứ sở của mình. “Thơ, mỗi người có quan niệm khác nhau về thơ. Có người coi thơ là cái gì đó mình đọc và giải trí, có người đọc để cảm nhận chiều sâu cuộc sống. Với tôi, tôi nhìn mọi sự vật đều có chất thơ, kể cả công việc. Tôi nghĩ điều đó rất đẹp. Nói về sự cô đọng của tôi cho độc giả thì hãy nghĩ đến chữ “thơ” thôi, đã quá đủ rồi” – thi sĩ Trần Lê Khánh chia sẻ.

Nhà thơ Trần Lê Khánh.

Trần Lê Khánh vốn chỉ là một người yêu văn thơ, nhưng phải đến tuổi trung niên anh mới bắt đầu sáng tác. Chỉ trong 4 năm, anh viết hơn 1.000 bài thơ, xuất bản 5 tập thơ dày dặn là “Lục bát múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”...

Năm 2020, anh sẽ chính thức phát hành tập thơ “Xứ” và một tập thơ song ngữ Việt - Anh “Sự bắt đầu của nước” tại Mỹ. Trần Lê Khánh chú trọng rất nhiều vào lục bát hai câu và các bài thơ ngắn, có nhiều bài thơ chỉ 7 - 8 chữ. Tập thơ Lục bát múa gồm 756 cặp lục bát, tương ứng với 756 bài thơ, có thể đọc độc lập, nhưng chúng được cấu tạo thành một trường ca lục bát.

Theo nhà lý luận phê bình Ngô Văn Giá, Trần Lê Khánh là một ca rất lạ trong nền thơ Việt Nam hiện thời. Từ một nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực tài chính, anh bước sang lĩnh vực sáng tác thơ. Thơ của anh tập trung vào kiểu thơ ngắn, cô đúc, tối giản, ít chữ mà gợi nhiều. Trong số thơ ngắn, anh dụng công nhiều vào thể thơ lục bát. Thơ anh tuy có lưu luyến đời sống thế tục, nhưng lại ngả hẳn sang chất “thiền thi”, nơi có khả năng thanh lọc và dẫn gợi.  

Buổi giao lưu "Xứ" có sự tham gia của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà lý luận phê bình Ngô Văn Giá...

Bên cạnh những những trao đổi về văn thơ của Trần Lê Khánh, tại buổi giao lưu khán giả còn được thưởng thức những nhạc phẩm phổ thơ Trần Lê Khánh cũng như những bức phụ bản thơ do chính nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện.

“Trần Lê Khánh xuất hiện và mang đến một giọng nói khác biệt. Ở đó vẻ đẹp tiếng Việt, hình tượng, hình ảnh, sự khám phá cùng tính thiền cao. Khi tôi đọc thơ Trần Lê Khánh và tất cả những câu thơ vang lên và tôi nhìn thấy một xứ khác. Những bức phụ bản này không minh họa cho câu thơ hay bài thơ mà nó song hành cùng tinh thần nào đó của bài thơ. Tôi rất vui khi Trần Lê Khánh đề xuất tôi sẽ trình bày những bản vẽ của tôi. Trong đó có những bản vẽ tôi trực tiếp vẽ câu thơ, chép câu thơ mà tôi ấn tượng lên” – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra mắt di cảo – hồi ký  “Đoàn binh Tây Tiến”  của nhà thơ Quang Dũng
Ra mắt di cảo – hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

VOV.VN - Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” trong văn. Đó chính là những gì chứa đựng trong cuốn sách này!

Ra mắt di cảo – hồi ký  “Đoàn binh Tây Tiến”  của nhà thơ Quang Dũng

Ra mắt di cảo – hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

VOV.VN - Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” trong văn. Đó chính là những gì chứa đựng trong cuốn sách này!

 Gabriela Mistral biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin
Gabriela Mistral biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin

VOV.VN - Những vần thơ trữ tình xuất phát từ xúc cảm mạnh mẽ, đã đưa tên tuổi  Gabriela Mistral trở thành biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin. 

 Gabriela Mistral biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin

Gabriela Mistral biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin

VOV.VN - Những vần thơ trữ tình xuất phát từ xúc cảm mạnh mẽ, đã đưa tên tuổi  Gabriela Mistral trở thành biểu tượng cho khát vọng lý tưởng của Mỹ Latin. 

Từ “Rừng Khộp” đến công viên “Hoà Bình”
Từ “Rừng Khộp” đến công viên “Hoà Bình”

VOV.VN -NXB Trẻ vừa xuất bản cuốn hồi ký “Rừng khộp mùa thay lá” của nhà văn Nguyễn Vũ Điền, cựu chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. 

Từ “Rừng Khộp” đến công viên “Hoà Bình”

Từ “Rừng Khộp” đến công viên “Hoà Bình”

VOV.VN -NXB Trẻ vừa xuất bản cuốn hồi ký “Rừng khộp mùa thay lá” của nhà văn Nguyễn Vũ Điền, cựu chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.