Đào tạo nghề ở Quảng Ninh chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn

VOV.VN - Quảng Ninh có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt ngành du lịch, công nghiệp chế biến. Thực tế, nguồn nhân lực này thiếu hụt lớn

Là địa phương phát triển nhanh, Quảng Ninh có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ngành du lịch, công nghiệp chế biến... Thế nhưng trên thực tế, nguồn nhân lực này vẫn đang thiếu hụt rất lớn.

Sống tại TP Hạ Long, Đinh Xuân Khánh đã chọn theo học ngành du lịch lữ hành của trường Đại học tại quê mình, thay vì những ngôi trường danh tiếng và ngành nghề hấp dẫn hơn. Vẫn đang là sinh viên nhưng Khánh và bạn bè đã chủ động nâng cao khả năng ngoại ngữ, trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp khi được thực hành trong môi trường du lịch sôi động: "Cơ hội việc làm của mình cũng khá nhiều. Ngay từ khi sinh viên đang học thì trường cũng đã tổ chức cho các nhà tuyển dụng gặp gỡ sinh viên, xem xét năng lực để tạo cơ hội việc làm ngay từ năm 2, năm 3. Trường sẽ cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa cho sinh viên ra trường, mình sẽ có công việc ổn định ngay sau khi học xong".

dao_tao_nghe_vov_1.jpg

Ngành du lịch Quảng Ninh cần nguồn nhân lực rất lớn tập trung tại các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn...

 

Thống kê của ngành giáo dục Quảng Ninh cho thấy, năm học 2019-2020, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS chọn theo học tại các cơ sở dạy nghề là 22%; học sinh tốt nghiệp THCS chọn các trường nghề cũng đạt khá cao và chỉ có hơn 50% học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký thi CĐ, ĐH. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp "khát" nhân lực có trình độ kỹ thuật và được đào tạo bài bản, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kỹ năng cao tại các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn; công nhân lành nghề trong công nghiệp chế biến, vận tải, sửa chữa, những ngành kinh tế trọng điểm của địa phương.

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ - TB và XH Quảng Ninh cho biết: nguyên nhân trước hết là hoạt động của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn chưa hiệu quả; một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện thiếu cả giáo viên lẫn cơ sở vật chất, quản lý kém. Có cơ sở được đầu tư kinh phí lớn, như Trường Cao đẳng Việt - Hàn với 160 tỷ trong 10 năm, nhưng việc tuyển sinh vẫn gặp nhiều khó khăn: "Chúng tôi thấy việc xây dựng kế hoạch đào tạo phần lớn dựa theo nhu cầu đăng ký của người học chứ chưa khảo sát được nhu cầu thực tế ở địa phương là như thế nào, sau đào tạo sẽ ra sao, làm ở đâu. Việc đào tạo còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành còn ít. Chính vì chưa sát nên nghề đào tạo ra không phát huy được, hoặc chưa phát huy được. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo".

dao_tao_nghe_vov_2.jpg

Hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn vẫn thiếu công nhân tay nghề cao.

Năm 2020, thị trường lao động Quảng Ninh dự kiến đạt hơn 782.000 người, trong đó khoảng 85% lao động qua đào tạo nghề, 45% có bằng cấp hoặc chứng chỉ, một tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương cả nước. Thế nhưng nếu so với chính nhu cầu phát triển và đòi hỏi các doanh nghiệp, nút thắt về nhân lực chất lượng đang ngày càng rõ khi tỷ lệ lao động nông thôn còn cao, tỷ lệ lao động có chứng chỉ, bằng cấp tăng chậm. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho rằng: Để gỡ nút thắt này, Quảng Ninh sẽ phải tiếp tục xây dựng cơ chế riêng, thông qua cải cách toàn diện giáo dục đào tạo và đầu tư đúng hướng các cơ sở đào tạo nghề: "Trong thời gian tới, Quảng Ninh tập trung vào việc tiếp tục cải cách toàn diện giáo dục đào tạo, gắn với thu hút nguồn nhân lực. Đào tạo nghề lựa chọn những địa chỉ thực sự cần thiết, tập trung đầu tư để nâng cao số lượng, chất lượng người học. Cần cơ chế thực sự hiệu quả để thu hút người học về với tỉnh, cũng là cơ chế để thu hút dân cư chất lượng cao cho thị trường lao động và lâu dài trở thành công dân Quảng Ninh".

Dự báo đến năm 2030, Quảng Ninh cần trên 960.000 lao động, trong đó lao động qua đào tạo khoảng 90%. Để bảo đảm nhân lực cho phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã liên tục bổ sung các cơ chế ưu đãi cho sinh viên theo học tại Đại học Hạ Long cũng như một số trường cao đẳng nghề về công nghiệp, y tế trên địa bàn; triển khai dự án Đô thị Đại học Hạ Long với kỳ vọng trở thành trung tâm đào tạo nhân lực 4.0, không những đáp ứng tốt yêu cầu các ngành đặc thù của địa phương mà còn góp phần cung ứng lao động chất lượng cao cho cả khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến
Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến

VOV.VN - Do dịch Covid-19 khiến các trường nghề gặp khó trong đào tạo nhất là với đặc thù 80% là thực hành.

Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến

Trường nghề gặp khó trong đào tạo trực tuyến

VOV.VN - Do dịch Covid-19 khiến các trường nghề gặp khó trong đào tạo nhất là với đặc thù 80% là thực hành.

Thủ tướng: Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cần được hưởng ưu đãi
Thủ tướng: Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cần được hưởng ưu đãi

VOV.VN -Chính phủ sẽ thực hiện một số ưu đãi đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thủ tướng: Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cần được hưởng ưu đãi

Thủ tướng: Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cần được hưởng ưu đãi

VOV.VN -Chính phủ sẽ thực hiện một số ưu đãi đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Doanh nghiệp chưa mặn mà bắt tay với trường nghề để đào tạo sinh viên
Doanh nghiệp chưa mặn mà bắt tay với trường nghề để đào tạo sinh viên

VOV.VN - Chủ trương đẩy mạnh phối hợp giữa trường nghề và doanh nghiệp đã được triển khai. Song thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn mà với việc này.

Doanh nghiệp chưa mặn mà bắt tay với trường nghề để đào tạo sinh viên

Doanh nghiệp chưa mặn mà bắt tay với trường nghề để đào tạo sinh viên

VOV.VN - Chủ trương đẩy mạnh phối hợp giữa trường nghề và doanh nghiệp đã được triển khai. Song thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn mà với việc này.