Tổng Thư ký Quốc hội: Yêu cầu thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm tường minh

VOV.VN - "Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh".

Chiều 23/6, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) để thay thế Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014.

Việc xây dựng dự thảo nghị quyết này nhằm kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật trong bối cảnh các năm gần đây Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số luật có nội dung liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.

Đánh giá việc Quốc hội thảo luận, thông qua nghị quyết là sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, bám sát Quy định 96. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm khâu chuẩn bị để đại biểu có thông tin đầy đủ nhằm đánh giá sát, đúng, đầy đủ, chính xác với đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm, tránh ý kiến cho rằng thiếu khách quan, cảm tính.

Làm rõ vấn đề này tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5 diễn ra chiều 24/6, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Điều 10 của nghị quyết nêu rất rõ trình tự, yêu cầu thời gian và nội dung phải gửi tới Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND trước khi diễn ra kỳ họp Quốc hội và HĐND.

“Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình, kê khai tài sản để đại biểu nghiên cứu trước khi tiến hành lấy phiếu. Việc cung cấp thông tin được yêu cầu rất kỹ, tường minh trong nghị quyết vừa được thông qua” – ông Bùi Văn Cường nói.

Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, việc cung cấp thông tin không chỉ có báo cáo của những người được lấy phiếu tín nhiệm mà còn có cả báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do mặt trận các cấp tổng hợp gửi tới Quốc hội và HĐND.

Điều 10 của Nghị quyết quy định rõ: Chậm nhất là 45 ngày trước ngày dự kiến khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo nghị quyết này và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Cũng theo nghị quyết, chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội; gửi nội dung báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

Chậm nhất là 3 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào năm 2025
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào năm 2025

VOV.VN - Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc và cơ bản thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào năm 2025

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào năm 2025

VOV.VN - Đến năm 2025, phấn đấu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc và cơ bản thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc thanh quyết toán xét nghiệm SARS-CoV-2
Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc thanh quyết toán xét nghiệm SARS-CoV-2

VOV.VN - Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc thanh quyết toán xét nghiệm SARS-CoV-2

Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc thanh quyết toán xét nghiệm SARS-CoV-2

VOV.VN - Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM
Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

Quốc hội quyết định trao thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM

VOV.VN - Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 481/484 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 97,37% tổng số đại biểu).