Lâm Đồng chung tay sẻ chia khó khăn với người lao động

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã khiến cho cuộc sống của nhiều người lao động bị ảnh hưởng. Tại Lâm Đồng hàng trăm doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất.

Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyễn Thị Thủy, ở phường 6, thành phố Đà Lạt, công nhân của Công ty dọn dẹp Nhà sạch phải nghỉ không lương. Thu nhập giảm khiến cho cuộc sống của gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Chị Thủy chia sẻ, trước dịch công việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa mỗi tháng đem lại cho chị 6 triệu đồng. Sau khi trừ tiền nhà trọ, chi phí sinh hoạt chị còn dư một ít. Thế nhưng hơn 2 tháng nay thất nghiệp, các khoản chi tiêu của gia đình chị đều dựa vào số tiền làm phụ hồ ít ỏi ngày có ngày không của chồng. Trong lúc khó khăn, chị Thủy  ấm lòng hơn khi nhận được các phần quà hỗ trợ. 

lam dong 1.jpg
Công nhân Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt vẫn duy trì công việc ổn định trong dịch bệnh Covid-19.

Tương tự, anh Trần Văn Tào, nhân viên một khu du lịch tại thành phố Đà Lạt cho biết: Do tình hình dịch bệnh, công ty ngừng hoạt động phải cho nhân viên tạm nghỉ việc. Lúc công ty gặp khó khăn, mình cũng nên chia sẻ, thông cảm. Anh mong dịch bệnh nhanh qua để sớm trở lại đi làm. 

"Trong đợt dịch vừa qua công ty nghỉ, cắt giảm việc làm nên gia đình cũng gặp nhiều khó khăn. Gia đình đang ở phòng trọ, trong thời kỳ này cũng được chủ nhà giảm bớt cho một ít tiền phòng trọ và được nhận quà hỗ trợ nên chúng tôi cảm thấy ấm lòng”, anh Tào cho biết.

Trong mùa dịch, chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo, công nhân của Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt, phường 8, thành phố Đà Lạt may mắn hơn nhiều người khác khi công việc vẫn duy trì ổn định. Chị Thảo kể, năm 2019 chồng chị không may qua đời vì tai nạn giao thông, để lại chị và đứa con nhỏ vừa đầy 3 tuổi. Một mình vừa nuôi con, vừa đi làm rất vất vả. Mọi người biết hoàn cảnh gia đình Thảo nên khi vào Hợp tác xã làm việc ai cũng nhiệt tình giúp đỡ. 

"Phía công ty luôn đối xử tốt với công nhân, em cảm thấy rất vui và thoải mái. Trong mùa dịch này thì mọi chế độ của công nhân đều được đảm bảo, lương bổng vẫn ổn định. Bên cạnh đó, Công ty còn hỗ trợ thêm tiền bảo hiểm xã hội, thường xuyên động viên, quan tâm thăm hỏi”, chị Thảo cho hay.

Chị Lê Thị Thu Hương, công nhân Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt cũng cảm thấy bản thân may mắn khi công việc không bị ảnh hưởng. Ngoài tiền lương 7 triệu đồng mỗi tháng, chị còn có thêm thu nhập từ tiền tăng ca: “Trong mùa dịch công việc của tôi làm tại Hợp tác xã SUNFOOD không bị ảnh hưởng. Hợp tác xã vẫn hỗ trợ nhân viên được giữ nguyên mức lương. Trong khoảng thời gian dịch, lượng hàng hóa tăng lên nên các công nhân phải tăng ca làm thêm. Và các công nhân sẽ được nhận thêm tiền công của phần tăng ca đó”. 

Theo ông Phạm Ngọc Thạnh, Chủ tịch hội đồng quản trị Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt, hiện Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt đang tạo việc làm ổn định cho 15 công nhân và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch cho 79 nhà vườn. Khi dịch xảy ra nhiều doanh nghiệp, công ty phải ngừng hoạt động, công nhân nghỉ làm và cắt giảm nhưng tại Hợp tác xã SUNFOOD Đà Lạt lượng hàng hóa bán ra thị trường tăng hơn 20% so với trước dịch. Hợp tác xã đang tuyển thêm người lao động để đáp ứng với yêu cầu phát triển: Đối với SUNFOOD chúng tôi đã định hướng về mức độ lương và chi phí cho nhân sự rất rõ ràng. Cụ thể đối với lương chúng tôi chia ra thứ nhất là lương cơ bản, thứ 2 là phụ cấp, thứ 3 là chế độ ăn trưa và thứ 4 là cho nhân sự ở lại tại kho để họ giảm bớt chi phí thuê nhà trọ hàng tháng. Ngoài ra, đối với trách nhiệm xã hội chúng tôi đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng, chung tay với Liên minh Hợp tác xã tỉnh gửi nhiều phần quà hỗ trợ bà con gặp khó khăn”.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng hiện toàn tỉnh có 260 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất với trên 5.000 lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm và hơn 2.000 công nhân nghỉ không lương. Trong đó, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Lạc Dương là những địa phương có số doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất. 

Ông Phạm Văn Được, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, cùng với việc vận động các chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà cho các công nhân, Liên đoàn các cấp đã lập danh sách người lao động bị ảnh hưởng để có những hỗ trợ kịp thời: “Ngoài đối tượng được UBND tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động hỗ trợ theo kế hoạch chung. Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho từng người cụ thể theo mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng một tháng thời gian bị mất việc từ tháng 2 đến tháng 4”. 

Sự chia sẻ, động viên và giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đã tiếp sức cho những người lao động tiếp tục bám trụ trong thời gian chờ việc. Bởi với họ một công việc ổn định sẽ bảo đảm được cuộc sống của bản thân và gia đình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh Hóa khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo Nghị quyết 42
Thanh Hóa khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo Nghị quyết 42

VOV.VN - Tại tỉnh Thanh Hóa hiện khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo gói cứu trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Thanh Hóa khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo Nghị quyết 42

Thanh Hóa khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo Nghị quyết 42

VOV.VN - Tại tỉnh Thanh Hóa hiện khó xác định lao động tự do để hỗ trợ theo gói cứu trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Khó rà soát lao động tự do, địa phương chờ hướng dẫn
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Khó rà soát lao động tự do, địa phương chờ hướng dẫn

VOV.VN - Hà Nội đã bắt đầu rà soát dần các đối tượng được hưởng hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ với phương châm không bỏ sót, để lọt người khó khăn trong mùa dịch.

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Khó rà soát lao động tự do, địa phương chờ hướng dẫn

Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Khó rà soát lao động tự do, địa phương chờ hướng dẫn

VOV.VN - Hà Nội đã bắt đầu rà soát dần các đối tượng được hưởng hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ với phương châm không bỏ sót, để lọt người khó khăn trong mùa dịch.

Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làm
Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làm

VOV.VN -  “Khó mấy chúng ta cũng phải làm” là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về gói an sinh xã hội hỗ trợ nhóm lao động tự do.

Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làm

Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làm

VOV.VN -  “Khó mấy chúng ta cũng phải làm” là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về gói an sinh xã hội hỗ trợ nhóm lao động tự do.