Bán dưa hấu, hành tím… thương trường không thể dựa vào lòng trắc ẩn!

VOV.VN -Tiêu thụ nông sản không thể dựa mãi vào sự hên xui của thị trường và lòng trắc ẩn của hàng triệu người tiêu dùng trong nước. 

Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 80 về việc liên kết bốn nhà (nhà nông, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) trong tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vai trò của Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.

Đã hơn 10 năm trôi qua, lời giải thực sự hiệu quả của bài toán liên kết 4 nhà vẫn chưa có, còn thực trạng nông sản dư thừa, được mùa mất giá, mạnh ai nấy thắng vẫn diễn ra, năm nào cũng xảy ra tình trạng nông sản ùn ứ.

Những ngày qua, hết dưa hấu ở Quảng Nam, hành tím ở Sóc Trăng và đến bây giờ là muối của diêm dân ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) được kêu gọi người dân và doanh nghiệp trong nước tiêu thụ hộ. Nhưng ai cũng biết đó chỉ là giải pháp “chữa cháy”, ăn xổi mà thôi. Không thể hàng năm, mùa nào thức ấy, ngườ người, nhà nhà hô hào nhau “nào mình cùng ăn hành, nào mình cùng ăn dưa”. Hoặc có khi mua ủng hộ nhưng về lại bỏ đi.

Sau mỗi mùa vụ như vậy, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương đều ngồi lại, rút kinh nghiệm nhưng năm sau, tình trạng ế nông sản lại diễn ra, tình huống vẫn y chang năm trước. Vậy nút thắt ở đây là gì? Sợi dây “kinh nghiệm” sao nó dài thế rút hoài mà chẳng hết?

Ai cũng thấy, trong cơ chế quản lý giữa các bộ ngành, hai từ phối hợp luôn được nói đến nhiều nhất nhưng đây chính là khâu yếu nhất. Ngành nông nghiệp thì ra sức kêu gọi sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản… Nhưng khi dạt được mục tiêu của ngành nông nghiệp thì lại “tắc tị” đầu ra.

Các bộ, ngành đều lập và phê duyệt các quy hoạch ngành rất bài bản, khoa học, nhưng trách nhiệm thực hiện lại do các tỉnh, thành. Đơn cử ngành nông nghiệp, khi nông dân "xé rào" vượt quy hoạch thì trách nhiệm lại không thuộc về ai. Câu chuyện về những quả dưa ở Quảng Nam là một ví dụ, lãnh đạo tỉnh khẳng định, toàn bộ số dưa ế không có quả nào nằm trong qui hoạch gieo trồng của tỉnh. Nhưng người dân thấy đây là loại cây dễ trồng, không mất công chăm bón… nên cứ lao vào trồng. Chính vì vậy, câu chuyện “Người vẽ cứ vẽ, người làm cứ làm” vẫn liên tiếp xảy ra. Với thực trạng này, nếu không có chính sách giải quyết từ địa phương thì nông sản Việt Nam vẫn còn ách tắc.

Vụ vải thiều Hải Dương, Bắc Giang lại sắp tới. Không ai dám chắc năm nay vải có ùn ứ đỏ ối một vùng trời như những năm trước hay không? Còn nhớ năm ngoái, lãnh đạo Bộ Công thương – một bộ có trách nhiệm chính trong việc lo thị trường tiêu thụ cho nông sản và các loại hàng hóa khác – đã hô hào 90 triệu dân Việt Nam cùng ăn vải. 'Nếu 90 triệu dân cùng ăn thì không có chuyện nông dân ế vải' – vị lãnh đạo này nói. Đến giờ này không biết Bộ Công thương đã có giải pháp nào để tìm đầu ra cho vải thiều hay chưa?

Một câu chuyện khác của năm ngoái, những người làm nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm, đã vô cùng phấn khởi vì đã đạt con số xuất khẩu kỷ lục. Nhưng ngay trong niềm vui họ đã nhìn thấy khó khăn đón sẵn từ năm 2015. Bởi lẽ, thành quả dạt được năm 2014 là do các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc… mất mùa chứ không phải do tài thao lược của ta.

Quả đúng như vậy, ngay đầu năm 2015, xuất khẩu nông sản đã bị sụt giảm mạnh. Quý I/2015, theo Bộ Công thương, xuất khẩu nông sản chính đã sụt giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ 2014. Trong đó, một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm sâu như gạo giảm 28%, cà phê giảm 40%, thủy sản giảm 20%... Nguyên do là một số nước như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia gia tăng xuất khẩu nông sản!

Tiêu thụ nông sản không thể dựa mãi vào sự hên xui và lòng trắc ẩn của hàng triệu người tiêu dùng trong nước. Chúng ta đã nhìn ra khâu yếu của mình đó là sự phối hợp không ăn ý, việc phá vỡ qui hoạch từ các địa phương mà không có sự giám sát, xử lý… Những hạn chế này có sớm được khắc phục và liệu nông dân có thể đặt niềm tin vào một tương lai không lo phải đổ bỏ nông sản?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quả dưa hấu phải đội bao nhiêu thứ phụ phí?
Quả dưa hấu phải đội bao nhiêu thứ phụ phí?

VOV.VN - Khi bán ngoài thị trường, 1 kg dưa hấu đã được đội lên gấp nhiều lần bởi qua nhiều khâu trung gian và vô vàn phí dịch vụ.

Quả dưa hấu phải đội bao nhiêu thứ phụ phí?

Quả dưa hấu phải đội bao nhiêu thứ phụ phí?

VOV.VN - Khi bán ngoài thị trường, 1 kg dưa hấu đã được đội lên gấp nhiều lần bởi qua nhiều khâu trung gian và vô vàn phí dịch vụ.

Hết bán dưa hấu lại mua muối giúp diêm dân
Hết bán dưa hấu lại mua muối giúp diêm dân

VOV.VN -Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi vừa triển khai Chương trình "Hạt muối nghĩa tình" để giúp diêm dân Sa Huỳnh tiêu thụ muối.

Hết bán dưa hấu lại mua muối giúp diêm dân

Hết bán dưa hấu lại mua muối giúp diêm dân

VOV.VN -Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi vừa triển khai Chương trình "Hạt muối nghĩa tình" để giúp diêm dân Sa Huỳnh tiêu thụ muối.

Viết tiếp câu chuyện tình người từ trái dưa hấu
Viết tiếp câu chuyện tình người từ trái dưa hấu

VOV.VN - Đoàn Thanh niên của VOV đã cử người vào tận miền trong mua dưa ra bán giúp bà con nông dân

Viết tiếp câu chuyện tình người từ trái dưa hấu

Viết tiếp câu chuyện tình người từ trái dưa hấu

VOV.VN - Đoàn Thanh niên của VOV đã cử người vào tận miền trong mua dưa ra bán giúp bà con nông dân

Không thể kêu gọi “ăn giúp” dưa hấu mãi được!
Không thể kêu gọi “ăn giúp” dưa hấu mãi được!

VOV.VN - Để giải quyết đầu ra cho nông sản không thể mãi trông chờ vào sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.

Không thể kêu gọi “ăn giúp” dưa hấu mãi được!

Không thể kêu gọi “ăn giúp” dưa hấu mãi được!

VOV.VN - Để giải quyết đầu ra cho nông sản không thể mãi trông chờ vào sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.