Bao giờ con trẻ mới thôi “ước gặp lại mẹ một lần”?

VOV.VN -Trong lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, ai cũng nhói lòng với điều ước nhỏ bé nhưng không bao giờ thực hiện được của con trẻ "ước được gặp mẹ một lần"...

Mới hôm qua, lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2019 đã được tổ chức tại TP HCM. Tại lễ tưởng niệm, nhiều người đã bật khóc cho nỗi đau của chính mình, gia đình mình và mọi người xung quanh.

Có những đứa trẻ bất ngờ trở thành trẻ mồ côi khi cha, mẹ là nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông. Thật xót xa với những điều ước nhỏ bé nhưng không bao giờ thực hiện được của con trẻ: “Hôm đó, mẹ dặn hai anh em ở nhà nấu cơm tối rồi về ăn nhưng mẹ không về ăn cơm nữa. Nếu có một điều ước, em ước được gặp lại mẹ một lần”.

Con số thống kê mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chia sẻ tại Lễ tưởng niệm khiến ai cũng phải giật mình. Theo đó, mỗi năm nước ta có 8.000 người mất đi sinh mạng, hơn 15.000 người bị thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông.

Nhiều bạn trẻ cũng không kìm nén được nước mắt (Ảnh: Tuổi trẻ)

Không có ngày nào chúng ta không phải chứng kiến hàng loạt vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ở khắp các địa phương trong cả nước, thậm chí có những vụ còn cướp đi tính mạng của cả gia đình. Nhiều người vẫn còn thấy kinh hoàng khi nhớ lại vụ xe tải chở nước lật đè chết 5 người trên Quốc lộ 5 hay cũng trên tuyến Quốc lộ này, xe tải đã tông 8 người đi viếng nghĩa trang ở đoạn qua thôn Cổ Phục (xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương); rồi vụ xe khách mất lái đâm trụ cầu làm 11 người bị thương ở Hải Dương…

Còn ngay tại Thủ đô, không ngày nào là không xảy ra tai nạn từ va chạm đến chết người. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn còn thấy ám ảnh về những vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trong thời gian vừa qua ở Hà Nội. Điển hình là vụ tài xế uống rượu say tông tử vong 2 phụ nữ ở hầm Kim Liên (Đại Cồ Việt; vụ tai nạn trên quốc lộ 18 (đoạn chạy qua địa bàn xã thôn Đông, Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) khiến người vợ cùng con trai 5 tuổi và con gái 1 tuổi tử vong.…

Vụ tai nạn ở hầm Kim Liên đã gây phẫn nộ, bức xúc trong dư luận trong thời gian dài. Nhiều nhóm, tổ chức đã tổ chức thành chiến dịch “đã uống rượu, không lái xe”, hoặc sau đó các lực lượng chức năng đã có chiến dịch ra quân kiểm soát an toàn giao thông trên địa bàn thành phố…

Thật phi lý, khi người tham gia giao thông đều có thể kiểm soát được mọi thứ trong cuộc đời mình, nhưng lại không kiểm soát được những tai nạn bất thình lình ập xuống từ những lái xe “điên”. Đau xót hơn, hậu quả của các vụ tai nạn để lại đều vô cùng nghiêm trọng và lâu dài. Đó là những đứa trẻ bỗng nhiên trở thành mồ côi, không nơi nương tựa, không có tương lai khi những trụ cột lo cho các em miếng cơm manh áo, học hành bất ngờ bị cướp đi mạng sống.

Chúng ta đã nói rất nhiều về an toàn giao thông. Cũng đã có rất nhiều các quy định, điều luật để giảm thiểu tai nạn giao thông, nhưng tại sao những vụ tai nạn vẫn không giảm, tính chất các vụ tai nạn ngày càng thảm khốc và nghiêm trọng?

Tai nạn sẽ vẫn gia tăng, hàng ngày, hàng giờ mọi người vẫn phải chứng kiến những vụ tai nạn thắt lòng nếu không thực hiện thực thi một cách quyết liệt những quy định, chương trình hành động đã đề ra.

Quyết liệt từ việc chúng ta nói không với bằng giả. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các vụ tai nạn giao thông ngày càng thảm khốc. Bởi, dùng bằng giả là khi người ta không có đủ năng lực, trình độ nhưng vẫn bất chấp để đạt đạt được mục đích của mình. Bằng giả từ lâu là vấn nạn của nhiều ngành, nhiều cấp và chúng ta đã nhìn thấy rõ hậu quả của nó. Nhưng trong lĩnh vực giao thông, dùng bằng giả còn gây ra hậu quả khôn lường, thậm chí cướp đi tính mạng của rất nhiều người vô tội.

Theo thống kê, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, số lượng sử dụng Giấy phép lái xe giả được CSGT phát hiện tại riêng 1 địa phương là Quảng Nam đã lên tới cả trăm trường hợp; còn trong 4 tháng đầu năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện có 259 trường hợp giấy phép lái xe giả…

Còn thống kê trong nửa tháng (từ 15-  29/7/2019) khi thực hiện tổng kiểm tra đối với ô tô chở khách, ô tô vận tải container và xe mô tô trên toàn quốc, lực lượng CSGT đã phát hiện 1.597 trường hợp người điều khiển phương tiện không có GPLX. Con số này thật sự đáng báo động.

Thứ hai, quyết liệt trong việc xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Chúng ta vẫn hay nói về “không vùng cấm” khi xử lý vi phạm trong các ngành, các lĩnh vực. Nhưng, trong xử lý vi phạm, liệu đã thực hiện được chủ trương “không có vùng cấm” khi người vi phạm vẫn dễ dàng “xin xỏ” hay “gọi điện cho người thân” là được bỏ qua lỗi vi phạm? Hoặc khi người vi phạm “năn nỉ” thì lỗi được giảm nhẹ?

Chúng ta đã có quy định về xử phạt lái xe uống rượu bia, nhưng trên thực tế đã phạt được bao nhiêu trường hợp? Vẫn còn nhan nhản lái xe có nồng độ cồn vô tư tham giao thông mà chỉ bị phát hiện khi người đó gây tai nạn? Vì thế, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt không chỉ của các cơ quan chức năng mà cả xã hội trong việc tuyên truyền, vận động người dân ý thức được khi đã uống rượu thì không lái xe; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. Có như vậy, việc không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện mới dần trở thành thói quen trong người dân.

Thứ ba, quyết liệt trong việc triển khai các chương trình, chiến dịch giao thông một cách thường xuyên, liên tục. Lâu nay, các chiến dịch ra quân đảm bảo an toàn giao thông vẫn được thực hiện nhưng theo vẫn theo kiểu phong trào.

Có thể thấy, khi có chiến dịch thì lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra, kiểm soát gắt gao nhưng sau chiến dịch thì gần như bị buông lỏng. Người đi đường tha hồ vi phạm, lỗi vượt đèn đỏ, chở quá quy định… diễn ra vô tư, nhan nhản trên khắp các đường phố, thậm chí ngay trước cả mặt CSGT, nhưng ít khi bị xử lý.

Cũng có lẽ vì thế, ý thức của người tham gia giao thông không được nâng lên mà họ chỉ “ý thức” một cách đối phó, thời vụ. Dù chúng ta có rất nhiều quy định nhưng người tham gia giao thông thường “nhờn luật”, hoặc tự xử lý khi va chạm bằng “luật rừng”.

Để hạn chế tai nạn giao thông, đã đến lúc cần có sự vào cuộc một cách quyết liệt. Chỉ có như vậy mới giảm bớt được những hậu quả dai dẳng và nỗi đau xé lòng do tai nạn giao thông để lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khi nào công chức mới hết mệt mỏi “chạy đua” gom đủ bằng cấp?
Khi nào công chức mới hết mệt mỏi “chạy đua” gom đủ bằng cấp?

VOV.VN -Với việc chuẩn hóa cán bộ như hiện nay, nhiều người đến tuổi về hưu vẫn phải “chạy đua” với thời gian, tham gia các khóa học để lấy đủ các loại bằng cấp, chứng chỉ…

Khi nào công chức mới hết mệt mỏi “chạy đua” gom đủ bằng cấp?

Khi nào công chức mới hết mệt mỏi “chạy đua” gom đủ bằng cấp?

VOV.VN -Với việc chuẩn hóa cán bộ như hiện nay, nhiều người đến tuổi về hưu vẫn phải “chạy đua” với thời gian, tham gia các khóa học để lấy đủ các loại bằng cấp, chứng chỉ…

Thượng úy tát nhân viên trạm Hải Đăng: Ngành Công an cần xử lý nghiêm!
Thượng úy tát nhân viên trạm Hải Đăng: Ngành Công an cần xử lý nghiêm!

VOV.VN -Hành động lệch chuẩn, hành hung người khác của những người như Thượng úy Nguyễn Xô Việt cần xử lý nghiêm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”, làm xấu hình ảnh “đầy tớ của dân”

Thượng úy tát nhân viên trạm Hải Đăng: Ngành Công an cần xử lý nghiêm!

Thượng úy tát nhân viên trạm Hải Đăng: Ngành Công an cần xử lý nghiêm!

VOV.VN -Hành động lệch chuẩn, hành hung người khác của những người như Thượng úy Nguyễn Xô Việt cần xử lý nghiêm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”, làm xấu hình ảnh “đầy tớ của dân”

Đằng sau những vụ tai nạn giao thông: Nước mắt chảy vào trong
Đằng sau những vụ tai nạn giao thông: Nước mắt chảy vào trong

VOV.VN - TNGT để lại hậu quả vô cùng to lớn không thể bù đắp được, để lại nỗi đau thương cho gia đình, người thân.

Đằng sau những vụ tai nạn giao thông: Nước mắt chảy vào trong

Đằng sau những vụ tai nạn giao thông: Nước mắt chảy vào trong

VOV.VN - TNGT để lại hậu quả vô cùng to lớn không thể bù đắp được, để lại nỗi đau thương cho gia đình, người thân.

Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học: Khó khả thi, cần suy xét thấu đáo
Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học: Khó khả thi, cần suy xét thấu đáo

VOV.VN - Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học là khó khả thi, rất có thể khiến giao thông ở các thành phố lớn “thất thủ” hoàn toàn...

Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học: Khó khả thi, cần suy xét thấu đáo

Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học: Khó khả thi, cần suy xét thấu đáo

VOV.VN - Đề xuất đồng bộ giờ làm, giờ học là khó khả thi, rất có thể khiến giao thông ở các thành phố lớn “thất thủ” hoàn toàn...

Thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh có bầu: Dạy trẻ cảnh giác với “thầy quỷ“
Thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh có bầu: Dạy trẻ cảnh giác với “thầy quỷ“

VOV.VN - Đã đến lúc, đạo đức người thầy phải được quan tâm hàng đầu. Nhưng hơn hết, cha mẹ phải là người trao cho con em kỹ năng tự bảo vệ, cảnh giác với nạn xâm hại…

Thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh có bầu: Dạy trẻ cảnh giác với “thầy quỷ“

Thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh có bầu: Dạy trẻ cảnh giác với “thầy quỷ“

VOV.VN - Đã đến lúc, đạo đức người thầy phải được quan tâm hàng đầu. Nhưng hơn hết, cha mẹ phải là người trao cho con em kỹ năng tự bảo vệ, cảnh giác với nạn xâm hại…

Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT
Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT

VOV.VN - Gần 1000 đoàn viên thanh niên dự lễ tưởng niệm với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại" ở Đà Nẵng.

Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT

Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT

VOV.VN - Gần 1000 đoàn viên thanh niên dự lễ tưởng niệm với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại" ở Đà Nẵng.