Cần một “Điện Biên Phủ” trong khoa học công nghệ!

VOV.VN-Bài học Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay khi bàn về câu chuyện tăng trưởng kinh tế dựa vào khoa học công nghệ.

Năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói đại ý: “Mỗi một ngành về kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ… phải làm nên những thành tích lớn nhỏ, những Điện Biên Phủ lớn nhỏ để làm cho nước Việt Nam tuy đã rất tiến bộ nhưng còn nghèo trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Thật tình cờ là Tuần lễ Khoa học công nghệ năm nay lại diễn ra đúng dịp đất nước long trọng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. “Biết mình biết người, trăm trận thắng” - câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, khi khoa học công nghệ đang trở thành động lực phát triển cho nhiều quốc gia trên thế giới.

60 năm đã qua, cái tên Điện Biên Phủ gắn liền với Việt Nam, với tên tuổi Hồ Chí Minh và nhà cầm quân đại tài Võ Nguyên Giáp. Chiến thắng ấy là kết quả của ý chí kiên cường, tinh thần hy sinh vô hạn của nhân dân ta vì độc lập tự do và khát vọng hòa bình. 60 năm nhìn lại, để thấy vai trò của vị thủ lĩnh cầm quân biết tiếc từng giọt máu chiến sĩ, chỉ cách giờ xung trận có một ngày, dám thay đổi chiến thuật từ “đánh nhanh, thắng nhanh”, “dùng biển người chiếm lĩnh trận địa” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Và chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa tên tuổi vị tướng cầm quân Võ Nguyên Giáp và những người lính Điện Biên năm xưa vượt qua ngoài khuôn khổ Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, trong những phút lịch sử, rất cần những quyết định lịch sử và những người có khả năng làm nên lịch sử như thế… Quan trọng hơn là chiến lược của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc trọng dụng người tướng tài chỉ huy chiến dịch, vừa có tầm, vừa có tâm để làm nên chiến thắng…

Bài học Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay khi chúng ta bàn về câu chuyện tăng trưởng kinh tế dựa vào khoa học công nghệ. Gần 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong khi nhiều quốc gia có nhiều điểm tương đồng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… tăng trưởng gáp đôi GDP và tiến những bước dài nhờ khoa học công nghệ thì Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, chủ yếu phát triển dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ. Khi các nước đã tiến khá xa, chỉ sản xuất một chiếc Iphone 5 đã có giá trị bằng 3 tấn gạo thì nếu tiếp tục phát triển nông nghiệp theo cách cũ, không bao hàm yếu tố sáng tạo, chúng ta có nguy cơ bị bỏ lại khá xa trong cuộc đua phát triển.

Cái mới, cái sáng tạo không bao giờ là dễ và nó cần một sự quyết đoán, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm cá nhân như các vị tướng lĩnh trong trận Điện Biên Phủ năm xưa. Tinh thần ấy từng lóe sáng khi chúng ta chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế vào năm 1986. Giờ là lúc chúng ta cần những tinh thần mới, tinh thần Điện Biên Phủ trên mặt trận khoa học công nghệ hôm nay.

“Chúng ta đang thiếu một tổng tư lệnh thật sự trên mặt trận khoa học và công nghệ” – câu nói của Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu tại Hội nghị toàn ngành khoa học công nghệ cách đây 2 năm không thể không khiến những người làm công tác quản lý khoa học phải suy ngẫm. Từ chục năm nay, trong nhiều Nghị quyết của Đảng, khoa học và công nghệ được coi là quốc sách, là động lực then chốt để phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhưng đến giờ, khoa học công nghệ vẫn chưa thực sự phát huy vai trò của nó.

Có một thực tế là lâu nay, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ trong nước dù ít ỏi (chỉ vào khoảng 600 triệu USD) nhưng lại đang được chi theo tiêu chí “cào bằng”. Số tiền đó (tương đương với 120.000 tỷ đồng) được phân bổ cho các bộ ngành sau đó lại chia cho các tỉnh và trên 13.000 cơ sở nghiên cứu của cả nước. Chia nhỏ tới mức có những đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu ở địa phương chỉ nhạn được 10 triệu đồng – số tiền quá nhỏ nhoi cho một đề tài nghiên cứu và rất khó để mang lại những kết quả nghiên cứu thực sự có giá trị. Trong khi đó, số tiền 120.000 tỷ đồng mỗi năm nếu được định hướng ưu tiên cho một số ít những công trình thực sự có ý nghĩa, tác động to lớn tới đời sống dân sinh thì chắc chắn sẽ thiết thực, hiệu quả!

Vai trò “tổng tư lệnh khoa học” theo lời GS Nguyễn Văn Hiệu, còn là khả năng huy động giới khoa học đóng góp ý kiến, xây dựng cơ sở khoa học cho những chương trình kinh tế lớn mà trước nay nhiều khi đã bị bỏ qua.

“Tổng tư lệnh khoa học” tựu chung lại là mong muốn tạo ra sức mạnh, quy tụ sức mạnh tri thức và nguồn lực tài chính để phát triển khoa học công nghệ, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó là khát vọng. Con đường phát triển tất yếu không thể bỏ qua tri thức công nghệ, giống như để có được hòa bình, phải dám chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược!../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho nông nghiệp
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho nông nghiệp

VOV.VN -Việc ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp nông thôn cần được nhân rộng để đạt hiệu quả cao.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho nông nghiệp

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho nông nghiệp

VOV.VN -Việc ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển nông nghiệp nông thôn cần được nhân rộng để đạt hiệu quả cao.

Chưa đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ
Chưa đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng: Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để huy động các nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ.

Chưa đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ

Chưa đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ

VOV.VN -Nhiều đại biểu cho rằng: Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để huy động các nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ.

Ý tưởng của Đại tướng về khoa học công nghệ: Vượt thời đại
Ý tưởng của Đại tướng về khoa học công nghệ: Vượt thời đại

VOV.VN-Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân khẳng định điều này và cho rằng, các ý tưởng đó vẫn nguyên giá trị tới hôm nay.

Ý tưởng của Đại tướng về khoa học công nghệ: Vượt thời đại

Ý tưởng của Đại tướng về khoa học công nghệ: Vượt thời đại

VOV.VN-Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân khẳng định điều này và cho rằng, các ý tưởng đó vẫn nguyên giá trị tới hôm nay.

33 công trình đoạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ 2013
33 công trình đoạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ 2013

VOV.VN - Các công trình đoạt giải đã góp phần động viên phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo KHCN trong đội ngũ cán bộ KH-KT cả nước.

33 công trình đoạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ 2013

33 công trình đoạt giải Sáng tạo khoa học công nghệ 2013

VOV.VN - Các công trình đoạt giải đã góp phần động viên phong trào thi đua nghiên cứu sáng tạo KHCN trong đội ngũ cán bộ KH-KT cả nước.

10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật năm 2013
10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật năm 2013

VOV.VN - 10 sự kiện năm nay được gần 60 nhà báo chuyên viết về lĩnh vực KH&CN bình chọn theo 6 lĩnh vực.

10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật năm 2013

10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật năm 2013

VOV.VN - 10 sự kiện năm nay được gần 60 nhà báo chuyên viết về lĩnh vực KH&CN bình chọn theo 6 lĩnh vực.

Khoa học công nghệ giúp nông nghiệp khẳng định giá trị
Khoa học công nghệ giúp nông nghiệp khẳng định giá trị

VOV.VN-Đang có “điểm nghẽn” lớn nhất trong nông nghiệp Việt Nam là khâu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Khoa học công nghệ giúp nông nghiệp khẳng định giá trị

Khoa học công nghệ giúp nông nghiệp khẳng định giá trị

VOV.VN-Đang có “điểm nghẽn” lớn nhất trong nông nghiệp Việt Nam là khâu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Khoa học công nghệ - nguồn lực để phát triển nông nghiệp
Khoa học công nghệ - nguồn lực để phát triển nông nghiệp

VOV.VN -Khoa học công nghệ giúp giảm sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.

Khoa học công nghệ - nguồn lực để phát triển nông nghiệp

Khoa học công nghệ - nguồn lực để phát triển nông nghiệp

VOV.VN -Khoa học công nghệ giúp giảm sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.