Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

VOV.VN - Lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kềnh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

Để cân đối ngân sách, Bộ Tài chính vừa có đề xuất giảm 100.000 đ lương cơ bản từ tháng 1/2014 để trở về mức tiền lương tối thiểu của năm 2012. “Giải pháp tình thế”  kiểu “phú quý giật lùi” này xem ra không phù hợp trong bối cảnh khó khăn hiện nay và đương nhiên không nhận được sự hưởng ứng của dư luận.

Lý giải của Bộ Tài chính cho thấy, “sáng kiến” này có thể dành được 21.000 tỷ đồng để tăng thêm đầu tư cho năm 2014. Điều này, theo nhiều chuyên gia là giúp tăng cho đầu tư xã hội cũng là tốt, nhưng sẽ “lợi bất cập hại” vì đời sống của người lao động đang khó khăn sẽ tiếp tục khó khăn hơn.

Việc tăng lương trong ba năm vừa qua là khoảng 35%, mới chỉ đủ bù đắp cho trượt giá. Mức tiền lương hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức (mới đạt trên 60%). Việc đề xuất giảm lương lần này của Bộ Tài Chính rõ ràng là không thể hợp lòng dân.

Tuy nhiên, việc mất cân đối ngân sách, thất thu thuế, bội chi đang là một thực tế. Vậy  nếu không cắt giảm lương thì lấy gì để bù đắp vào khoản mất cân đối này?

Cách đây vài tháng, trong một buổi nói chuyện, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng, có tới 30% số công chức không có cũng được, họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp về",  không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào. Vậy nên nếu cắt giảm được số biên chế này thì có lẽ cũng có được một khoản không nhỏ để bù đắp thiếu hụt do bội chi.


Chuyện công chức “ngồi chơi, xơi nước” có thể thấy hàng ngày nơi công sở. Kiểu một người làm, 3,4 người “ăn theo” là chuyện xưa nay không hiếm. Ở cơ quan nào, đơn vị hành chính nào cũng phải chịu cảnh “nhồi nhét” con, cháu, họ hàng theo kiểu “một người làm quan, cả họ được nhờ”, rồi những nhân vật bỗng nhiên xuất hiện, ngồi chỗm trệ nhờ quan hệ, móc ngoặc đối tác, hay đơn giản chỉ vì hỗ trợ nhau theo kiểu “anh nhận giùm con tôi, tôi nhận giùm con anh”, nên bộ máy biên chế cứ phình ra, cồng kềnh.

Nhiều nơi, cán bộ nhiều hơn nhân viên. Có phòng ban, chỉ thấy “quan”, không thấy “lính”. Tình trạng cán bộ, công chức đến cơ quan chơi điện tử, chơi game, tán gẫu không phải là hiếm. Rồi chuyện công chức la cà quán xá, cà phê, ăn uống nhậu nhẹt…vv...khiến người dân bất bình.

Mới đây nhất, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, tuyệt đại đa số các bộ đều có số thứ trưởng nhiều hơn quy định. Các tổng cục và cục cũng trong tình trạng dư thừa lãnh đạo. Nhiều ban, ngành trung ương cán bộ nếu không ngồi chơi xơi nước và đi họp thì chẳng biết làm gì có ích.

Theo quy định, một bộ hay cơ quan ngang bộ chỉ dừng ở mức 4 thứ trưởng, song hiện nay có bộ lên tới 9 thứ trưởng, 4 bộ khác cũng có 7 thứ trưởng, 9 bộ nữa có 6 thứ trưởng. Tình trạng “lạm phát quan chức” như hiện nay khiến người dân không phục. Điều đáng nói là lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kênh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

Cho nên thay vì cắt giảm lương, việc cần làm ngay là cải cách tiền lương khu vực công chức nhà nước. Sớm thực hiện việc cải cách hành chính, giảm nhẹ biên chế, bố trí công chức theo vị trí việc làm, khắc phục cho được tình trạng một bộ phận công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” chính là giải pháp chống bội chi. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chữa “bệnh lạ" trong cán bộ, công chức
Chữa “bệnh lạ" trong cán bộ, công chức

(VOV) - Cần phải có biện pháp chữa trị một cách đồng bộ, quyết liệt thì “bệnh lạ” mới không có cơ hội “nhờn thuốc”...

Chữa “bệnh lạ" trong cán bộ, công chức

Chữa “bệnh lạ" trong cán bộ, công chức

(VOV) - Cần phải có biện pháp chữa trị một cách đồng bộ, quyết liệt thì “bệnh lạ” mới không có cơ hội “nhờn thuốc”...

Để không còn công chức "có cũng như không"
Để không còn công chức "có cũng như không"

(VOV)- Nếu như người đứng đầu phát huy được khả năng của từng cá nhân thì lỗ hổng trong quản lý cán bộ, công chức không lo ngại như hiện nay.

Để không còn công chức "có cũng như không"

Để không còn công chức "có cũng như không"

(VOV)- Nếu như người đứng đầu phát huy được khả năng của từng cá nhân thì lỗ hổng trong quản lý cán bộ, công chức không lo ngại như hiện nay.

Bất ngờ con số "1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ"
Bất ngờ con số "1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ"

VOV.VN-Điều dư luận thắc mắc là các địa phương đưa ra những căn cứ nào đánh giá chất lượng cán bộ để có một con số "đẹp như mơ" như vậy?

Bất ngờ con số "1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ"

Bất ngờ con số "1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ"

VOV.VN-Điều dư luận thắc mắc là các địa phương đưa ra những căn cứ nào đánh giá chất lượng cán bộ để có một con số "đẹp như mơ" như vậy?