Chống tham nhũng: Cần giải pháp quyết liệt và căn cơ

VOV.VN -Việc phòng, chống tham nhũng phải từ ngăn chặn hành vi tham nhũng nảy sinh, đặc biệt ở lĩnh vực nhạy cảm.

Ngày mai (18/9), Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Đây là một trong những nội dung đã và đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, đặc biệt sau các vụ như: “nhân bản” xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội); lương “khủng” của lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích tại TP HCM.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 8 tháng qua, có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Báo cáo cũng nêu việc tự phát hiện tham nhũng còn yếu, và lưu ý, người dân ít tham gia tố cáo tham nhũng. Nguyên nhân là việc giải quyết đơn thư còn để kéo dài, và nhất là người dân có tâm lý sợ bị trả thù nên ngại tố cáo tham nhũng.

Nhận định của Thanh tra Chính phủ không mới nhưng phản ánh đúng tình hình thực tế của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Lâu nay việc tự phát hiện tham nhũng được coi câu chuyện là hy hữu.

Hai tháng trước, dư luận không khỏi ngỡ ngàng khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, không phát hiện ra tham nhũng. Họ ngỡ ngàng, bởi đất đai là lĩnh vực vô cùng phức tạp và nhạy cảm; tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này chiếm tới hơn 70% mà trong đó phần lớn do việc làm sai, ban hành quyết định sai của người có thẩm quyền và cơ quan quản lý. Tình trạng làm sai, ban hành quyết định sai ấy, một phần do sự vận hành của hệ thống văn bản pháp luật về đất đai; nhưng chủ yếu vẫn là từ phía người có thẩm quyền, cơ quan quản lý. Thực trạng này nếu nói không phải vì lợi ích nhóm, không phải vì tiêu cực, tham nhũng, là điều vô lý!

Tương tự, cũng trong thời gian này, Bộ Nội vụ báo cáo không có tham nhũng, trong khi những dịch vụ công, những hoạt động liên quan đến người dân do cơ quan này chịu trách nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu; khi hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng “vặt” của nhiều cán bộ hành chính chưa giảm bớt đi. Chính bởi vậy, thông tin này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi không đồng thuận từ dư luận. Thực tế đó cho thấy, cách nhìn nhận và xử lý của một số bộ, ngành thuộc lĩnh vực nhạy cảm rõ ràng chưa thực sự thẳng thắn, chưa thực sự làm hài lòng dân. “Tự phát hiện tham nhũng yếu”, âu cũng là điều dễ hiểu!

Việc “tự phát hiện tham nhũng” đã khó, việc tham gia tố cáo tham nhũng của người dân lại càng khó hơn gấp nhiều lần. Vậy mà, nhiều người đã vượt qua những cái khó, những vật cản để góp phần bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng cho xã hội. Nếu không có những người như anh Đặng Vũ Thắng thì vụ án tham nhũng ở Thảo Cầm viên Sài Gòn có bị phát hiện? Nếu không có những người như chị Nguyệt, chị Oanh thì liệu rằng vụ “nhân bản” xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội có được phanh phui? Còn nhiều người dân khác, họ hy sinh mọi thứ của riêng mình, thậm chí là cả tính mạng để đấu tranh với hành vi tham nhũng.

Tuy rằng, trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ chỉ có một dòng ngắn gọn, người dân ít tham gia tố cáo tham nhũng là e ngại sự trả thù. Nhưng, đó là một thực tế đau xót. Vì họ là người yếu thế, không chức tước, quyền hành, địa vị, tiền bạc và đáng nói là không được sự ủng hộ của nhiều người. Khi dấn thân, họ đã phải trả giá, phải đánh đổi tất cả để nhận về mình sự mất mát, xa lánh, sự cô đơn trong đời sống xã hội. Số phận những người dám đấu tranh đến cùng với người có chức, có quyền, phanh phui những hành vi tham nhũng như một minh chứng của nhận định này. Nói, họ e ngại, đắn đo, cân nhắc, thậm chí phải đấu tranh quyết liệt với bản thân là điều không khó giải thích.

Vì thế, vụ việc tham nhũng bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn không đúng với những gì thực tế đang diễn ra. Đây là cuộc chiến phòng, chống tham nhũng. Vậy nên, không chỉ chờ có hành vi tham nhũng mới phát hiện, xử lý mà phải thiết lập yêu cầu, điều kiện cần thiết để “phòng”, để ngăn ngừa, không cho hành vi tham nhũng nảy sinh, đặc biệt là đối với những lĩnh vực nhạy cảm.

Trong cuộc chiến này rất cần sự tham gia của người dân; đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu bảo vệ họ. Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực này không thiếu, chỉ thiếu sự quyết tâm, trung thực của những người có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo tham nhũng, và xử lý hành vi tham nhũng.

Ngày 30/9 tới, 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Quyết tâm của Bộ Chính trị, cùng sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân; tinh thần dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu và việc xử lý đúng người, đúng tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ là giải pháp căn cơ để dần loại bỏ hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Án kinh tế, tham nhũng, án treo diễn biến phức tạp
Án kinh tế, tham nhũng, án treo diễn biến phức tạp

(VOV)-Đây là thách thức lớn đòi hỏi các ngành chức năng phải giải quyết, kiên quyết chống tham nhũng theo Nghị quyết 37 của Quốc hội.

Án kinh tế, tham nhũng, án treo diễn biến phức tạp

Án kinh tế, tham nhũng, án treo diễn biến phức tạp

(VOV)-Đây là thách thức lớn đòi hỏi các ngành chức năng phải giải quyết, kiên quyết chống tham nhũng theo Nghị quyết 37 của Quốc hội.

Cử tri mong muốn xử lý nghiêm nạn tham nhũng
Cử tri mong muốn xử lý nghiêm nạn tham nhũng

(VOV) -Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Đảng và Nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cử tri mong muốn xử lý nghiêm nạn tham nhũng

Cử tri mong muốn xử lý nghiêm nạn tham nhũng

(VOV) -Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Đảng và Nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng”
“Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng”

(VOV) -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đảng không làm thay cơ quan chức năng, không can thiệp vào công tác xét xử”.

“Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng”

“Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng”

(VOV) -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đảng không làm thay cơ quan chức năng, không can thiệp vào công tác xét xử”.

Việt Nam và Thái Lan tăng cường phòng, chống tham nhũng
Việt Nam và Thái Lan tăng cường phòng, chống tham nhũng

VOV.VN -Hai nước đã có những hoạt động hợp tác trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng và kê khai tài sản.

Việt Nam và Thái Lan tăng cường phòng, chống tham nhũng

Việt Nam và Thái Lan tăng cường phòng, chống tham nhũng

VOV.VN -Hai nước đã có những hoạt động hợp tác trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng và kê khai tài sản.

Hội nghị nghiệp vụ nội chính và phòng chống tham nhũng
Hội nghị nghiệp vụ nội chính và phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Hội nghị thống nhất nhận thức và phương pháp thực hiện nhiệm vụ của các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy.

Hội nghị nghiệp vụ nội chính và phòng chống tham nhũng

Hội nghị nghiệp vụ nội chính và phòng chống tham nhũng

VOV.VN - Hội nghị thống nhất nhận thức và phương pháp thực hiện nhiệm vụ của các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy.

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?
Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

(VOV) -Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trước ý kiến cho rằng, bỏ Hội đồng nhân dân sẽ giảm hẳn tham nhũng.

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

Đã xử lý bao nhiêu trường hợp Hội đồng nhân dân tham nhũng?

(VOV) -Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trước ý kiến cho rằng, bỏ Hội đồng nhân dân sẽ giảm hẳn tham nhũng.

Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn công tác chống tham nhũng
Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn công tác chống tham nhũng

VOV.VN -Cán bộ chủ chốt tại khu vực phía Nam được tập huấn công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.

Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn công tác chống tham nhũng

Ban Nội chính Trung ương hướng dẫn công tác chống tham nhũng

VOV.VN -Cán bộ chủ chốt tại khu vực phía Nam được tập huấn công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.