Chung tay thắp sáng đạo học nước nhà

(VOV) -Nền giáo dục nước nhà ghi nhận sự cống hiến của hàng triệu thầy giáo, cô giáo khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để cả xã hội thể hiện lòng tri ân với thầy giáo, cô giáo. Kính trọng thầy giáo, cô giáo là đạo lý mà ai cũng hiểu, để đất nước này sáng mãi truyền thống một dân tộc hiếu học, tôn trọng đạo học và đề cao người dạy học.

Dù là cách nói ở chốn dân gian: “Không thầy đố mày làm nên”, hay là một quy tắc ứng xử, một khái niệm về đạo đức của xã hội đề cao Nho học,  xếp thầy giáo vào vị trí thứ 2 trong  mối quan hệ “quân – sư – phụ”, thì từ xưa đến nay, trong quan niệm của người Việt Nam, người thầy luôn được trân trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đánh giá rất cao vai trò của người thầy. Bác nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất… những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Nhà giáo được vinh danh là “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

Một lớp Tin học ở trường THPT Lý Sơn - Quảng Ngãi (Ảnh: Minh Dương)

Sự vinh danh ấy đã đặt ra một yêu cầu khắt khe về chuyên môn và nhân cách, đòi hỏi hàng triệu thầy cô giáo vượt qua khó khăn, mang hết tâm huyết, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Nền giáo dục nước nhà ghi nhận sự cống hiến của hàng triệu thầy giáo, cô giáo khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là người đang giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành giáo dục là phải tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia trong giai đoạn phát triển mới.

Vì vậy, chưa thể an tâm khi trong một khảo sát mới đây của Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam, do Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đại diện cho thấy: Giáo viên phổ thông phải đảm đương tới 10 đầu việc của trường, lao động từ 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên hưởng lương dưới mức bình quân.

Một khảo sát khác của Viện Khoa học Giáo dục thực hiện lại cho thấy, trong số 500 giáo viên được hỏi, khoảng 50% trả lời không muốn làm nghề dạy học nữa, số giáo viên thực sự yêu và gắn bó với nghề chỉ chiếm từ 10 đến 20%.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, nếu quá trình đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu chuyên môn; quy hoạch mạng lưới trường sư phạm và đội ngũ giáo viên chưa cụ thể, chính sách đối với nhà giáo còn bất hợp lý thì khó có thể thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, cũng như giữ chân thầy cô giáo gắn bó với nghề.

Trước mắt là học trò, các em đang tin tưởng, kỳ vọng vào các thầy giáo, cô giáo sẽ đem hết trí tuệ, tâm huyết truyền thụ cho các em kiến thức, đạo lý làm người để mai này trở thành người có học vấn, nhân cách tốt, có chí hướng, năng lực giúp ích cho đời. 

Vì vậy, hãy mạnh dạn thay đổi tư duy, đoạn tuyệt với bệnh thành tích, thích ứng với một nền giáo dục thực chất, dành sự quan tâm nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp giáo dục và nhà giáo, để mỗi hành động của chúng ta là những bó hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến các thầy giáo, cô giáo trong ngày 20/11, chung tay thắp sáng đạo học nước nhà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…
Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội.  

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội.  

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?
Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Thầy cô “đua xe” đường núi
Thầy cô “đua xe” đường núi

Đi sớm không được vì sương mù. Chậm chút lại không kịp giờ lên lớp. Học sinh không thấy cô bỏ về ngay. Vì thế mới phải… đua.

Thầy cô “đua xe” đường núi

Thầy cô “đua xe” đường núi

Đi sớm không được vì sương mù. Chậm chút lại không kịp giờ lên lớp. Học sinh không thấy cô bỏ về ngay. Vì thế mới phải… đua.

Nét đẹp ngày Tết thầy cô
Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Dân gian ta có câu “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Câu nói ấy đã đi sâu vào tiềm thức của từng thế hệ.  

Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Dân gian ta có câu “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Câu nói ấy đã đi sâu vào tiềm thức của từng thế hệ.  

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ
Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

(VOV) - Tại Trường dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, các thầy cô như những người cha mẹ, chỉ dạy các em nhiều điều trong cuộc sống.

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

(VOV) - Tại Trường dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, các thầy cô như những người cha mẹ, chỉ dạy các em nhiều điều trong cuộc sống.