Đại diện cho dân, thực hiện quyền của dân

(VOV)-Người được lấy phiếu tín nhiệm phải tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị của mình.

Chỉ ít ngày nữa kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên các đại biểu của dân thực hiện quyền, trách nhiệm của mình trước trọng trách Đảng, người dân giao phó; và cũng là lần đầu tiên Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được áp dụng vào thực tiễn. Việc làm “đầu tiên” ấy có thể sẽ có tác động không nhỏ tới niềm tin của người dân và trách nhiệm củng cố, giữ vững niềm tin của dân đặt lên vai những người “đại diện cho dân”.

Một trong những yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết của Quốc hội là người được lấy phiếu phải tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các quy định khác về chuẩn mực đạo đức có liên quan. Tới nay, các đại biểu Quốc hội đã nhận được báo cáo của những người thuộc đối tượng lấy phiếu tín nhiệm. Công việc còn lại là của đại biểu Quốc hội - người có quyền đánh giá mức độ tín nhiệm. Nhưng đây là việc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là khó khăn.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản)

Nói khó là bởi trước hết phảicó bột mới gột nên hồ”. 49 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã tự đánh giá theo đúng quy định. Đó là việc làm đòi hỏi người tự đánh giá phải thực sự trung thực trung thực, nghiêm túc, thẳng thắn tự nhìn nhận cũng như thể hiện đúng và trúng những vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, vì chưa có quy định “chuẩn” về hình thức và yêu cầu cụ thể, nên việc tự đánh giá trong thực tế vẫn mang tính hình thức, không thống nhất về mặt văn bản. Có bản tự đánh giá quá ngắn gọn, có bản lại quá chi tiết và hầu hết mặt tồn tại, hạn chế còn chung chung. Bởi thế, nó làm khó cho những người đánh giá.

Thứ nữa, người dân chính là người giám sát khách quan, hiệu quả nhất về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm. Khi các đại biểu được bổ sung những ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì mới có cơ sở để đánh giá khách quan, công bằng. Vì thế, nếu như ý kiến, kiến nghị của cử tri không được tổng hợp, xem xét đến thì việc công khai, minh bạch cho toàn dân được biết trước khi lấy phiếu sẽ khó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Và lúc đó, giá trị của việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ giảm đi ít nhiều.

Cái khó nữa, đây là việc làm đầu tiên liên quan đến các chức danh từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các chức danh quan trọng khác sẽ không tránh khỏi sự băn khoăn, lưỡng lự của người đánh giá. Nó đòi hỏi họ phải có một cách nhìn, cách nghĩ thật khách quan, công tâm và phải thực sự “dũng cảm”. Bởi khi đánh giá bất kỳ một cá nhân nào đã phải cân nhắc nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố.

Tuy nhiên, ở đây, những cá nhân này có tác động, có ảnh hưởng lớn đến công việc, con người, thậm chí cả vị trí người đánh giá đang đảm nhiệm. Vậy nên, cái khó của họ là phải tự vượt lên chính mình để làm sao việc đánh giá các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn “không đi ngược ý dân”.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng; sau một thời gian các “tư lệnh ngành”, các vị bộ trưởng và các thành viên Chính phủ thực hiện lời hứa trước Quốc hội, trước dân, đây là dịp thể hiện rõ nhất sự tín nhiệm của các chức danh này đối với đất nước, đối với nhân dân. Nó cũng là dịp cho thấy sự dân chủ, minh bạch trong công tác cán bộ, giúp đánh giá thực chất những "công bộc của dân" và là thước đo tín nhiệm đội ngũ cán bộ giữ vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước. 

Vì thế, mặc dù là lần đầu tiên, mặc dù còn có những “cái khó” khi quyết định sinh mệnh các nhân sự do chính mình bầu ra, nhưng chắc hẳn các đại biểu Quốc hội đều hiểu, họ đại diện cho dân, thực hiện quyền của dân, không thể và không phải trên danh nghĩa cá nhân, thực hiện quyền cá nhân. Họ thực hiện “quyền” của Quốc hội, quyền của dân để “giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động”; để không chỉ giữ uy tín của người được lấy phiếu tín nhiệm mà còn giữ uy tín của Đảng, của Nhà nước, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trước nhân dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu
Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu

(VOV) -Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cần tiến hành thận trọng, chuẩn bị kĩ càng để việc lấy phiếu trở nên thực chất

Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu

Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu

(VOV) -Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cần tiến hành thận trọng, chuẩn bị kĩ càng để việc lấy phiếu trở nên thực chất

Đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức thăm Việt Nam
Đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức thăm Việt Nam

(VOV) -Đoàn đã có nhiều cuộc đối thoại với lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và các thành phố.

Đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức thăm Việt Nam

Đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức thăm Việt Nam

(VOV) -Đoàn đã có nhiều cuộc đối thoại với lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và các thành phố.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án Luật
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án Luật

(VOV) -Đó là Luật việc làm; Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án Luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án Luật

(VOV) -Đó là Luật việc làm; Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi).

Đại diện chủ sở hữu đất đai phải là Quốc hội?
Đại diện chủ sở hữu đất đai phải là Quốc hội?

(VOV) - Các ý kiến đề phải phân biệt rạch ròi về quyền và trách nhiệm giữa chủ sở hữu, đại diện của chủ sở hữu với người quản lý....

Đại diện chủ sở hữu đất đai phải là Quốc hội?

Đại diện chủ sở hữu đất đai phải là Quốc hội?

(VOV) - Các ý kiến đề phải phân biệt rạch ròi về quyền và trách nhiệm giữa chủ sở hữu, đại diện của chủ sở hữu với người quản lý....

Văn phòng Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp
Văn phòng Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Sáng 23/3, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Văn phòng Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp

Văn phòng Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Sáng 23/3, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi)
UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi)

(VOV) -Cần giải quyết mâu thuẫn giữa quyền của Nhà nước và quyền của người sử dụng đất

UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi)

UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi)

(VOV) -Cần giải quyết mâu thuẫn giữa quyền của Nhà nước và quyền của người sử dụng đất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo lấy phiếu tín nhiệm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo lấy phiếu tín nhiệm

Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp tới sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo lấy phiếu tín nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo lấy phiếu tín nhiệm

Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp tới sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng.