Đâu là danh hiệu thực sự của nghệ sĩ?

VOV.VN - Trong các tiêu chí xét duyệt thì tiêu chí về số Huy chương đang trở thành rào cản lớn nhất, khiến không ít nghệ sĩ cảm thấy bị tổn thương

Bộ VH-TT-DL vừa chốt danh sách nghệ sĩ đủ tiêu chuẩn trình Chính phủ để trình Chủ tịch nước phong tặng các danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 8- năm 2015. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa thôi bàn tán về những lình xình xung quanh việc này; không chỉ là những bất cập của qui chế, qui trình xét duyệt mà còn là những biểu hiện tiêu cực, gian dối của một số cá nhân, tập thể trong việc làm hồ sơ thành tích, khiến dư luận đặt câu hỏi: Giữa tấm bằng công nhận và sự mến mộ của công chúng, đâu mới là danh hiệu thực sự của người nghệ sĩ.        

Cống hiến cho nghệ thuật các nghệ sĩ đều mong có được một danh hiệu với nghề.

Có 102 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) và 386 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSUT) được Bộ VH-TT-DL trình Chính phủ trong đợt này. Danh sách được đăng công khai trên các phương tiện truyền thông trong 15 ngày để lấy ý kiến nhân dân trước khi Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan thẩm quyền xem xét theo quy định.

Cả đời cống hiến cho nghệ thuật, nghệ sĩ nào cũng muốn đạt được một danh hiệu cao quý nào đó. Nếu việc xét duyệt, công nhận được thực hiện công bằng, chính xác, thì các danh hiệu nhà nước vinh danh sẽ là động lực khuyến khích, thúc đẩy khả năng sáng tạo, tâm huyết cống hiến của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, dường như đã thành chuyện, cứ tới đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, giới nghệ sĩ cả nước và công chúng lại có dịp xôn xao vì kẻ được, người không. Đợt xét danh hiệu lần này cũng chẳng thể tránh khỏi những ì xèo khi nhiều nghệ sĩ tên tuổi vốn được coi là "người của công chúng" lại không có tên trong bảng vàng.

Theo Nghị định 89 năm 2014 của Chính phủ, muốn được xét tặng danh hiệu NSƯT, nghệ sĩ phải có ít nhất hai Giải Vàng, hoặc một Giải Vàng và hai Giải Bạc quốc gia; Muốn được xét tặng NSND, phải có ít nhất hai Giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT. Đây chỉ là một trong bốn tiêu chí để xét tặng danh hiệu, bên cạnh yêu cầu về thâm niên hoạt động, phẩm chất đạo đức, uy tín nghề nghiệp…Vì thế mà có nghệ sĩ, dù có hơn 10 tấm huy chương và sự cống hiến cho nghệ thuật cũng không nhỏ nhưng vẫn không đủ tiêu chí xét duyệt danh hiệu NSND, NSƯT lần này. 

Tuy nhiên, trong các tiêu chí xét duyệt thì tiêu chí về số Huy chương đang trở thành rào cản lớn nhất, khiến không ít nghệ sĩ cảm thấy bị tổn thương. Có những nghệ sĩ mà cuộc đời hoạt động nghệ thuật đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng, lại không thể chạm tới danh hiệu cao quí vì không đủ số huy chương theo yêu cầu. Đành rằng, giải thưởng là một cơ sở chứng minh cho tài năng của người nghệ sĩ, nhưng nếu quá coi trọng tiêu chí đó để khẳng định vị thế nghệ thuật thì xem ra có phần khiên cưỡng. Nhất là khi không phải nghệ sĩ nào cũng là quân số của những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thường xuyên tham dự các liên hoan, hội diễn để kiếm huy chương. Ngay cả khi đứng trong hàng ngũ ấy, không phải ai cũng có điều kiện để thi thố, tranh giải, dù cả đời họ vẫn miệt mài diễn, miệt mài sáng tạo.

Việc quá chú trọng vào tiêu chí huy chương vô hình trung khiến việc xét tặng các danh hiệu trở nên máy móc, và vai trò của Hội đồng thẩm định vì thế cũng trở nên mờ nhạt. Tình trạng này còn dẫn tới những “cuộc đua ngầm" để chạy huy chương trong các liên hoan, hội diễn, gây ra những tiêu cực, ảnh hưởng chung đến chất lượng hoạt động nghệ thuật. Đó là chưa kể vì sĩ diện, háo danh mà một số người đã khai man giải thưởng, rồi lại được lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật mang bệnh thành tích bao che, qua mắt Hội đồng xét duyệt nhằm tranh danh hiệu với những nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật chân chính khác, mà báo chí đã phản ánh gần đây.      

Đành rằng danh hiệu là sự ghi nhận tài năng và sự cống hiến của nghệ sĩ cho công chúng. Nhưng xưa nay, danh hiệu vốn được coi là chuyện ngoại thân, người nghệ sĩ không cần đi xin. Mà có xin cũng chẳng ai cho! Danh hiệu thực sự của nghệ sĩ là ở trong lòng công chúng. Được công chúng đón nhận và mến mộ đến đâu mới là thước đo chính xác nhất cho vị trí và chỗ đứng của mỗi nghệ sĩ trong đời làm nghệ thuật của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tắc đường vì nhiều người mua ô tô cho... oách: Đang tắc ở tư duy!
Tắc đường vì nhiều người mua ô tô cho... oách: Đang tắc ở tư duy!

VOV.VN - Tắc đường là do giải pháp phát triển giao thông của ta chưa ổn, chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Tắc đường vì nhiều người mua ô tô cho... oách: Đang tắc ở tư duy!

Tắc đường vì nhiều người mua ô tô cho... oách: Đang tắc ở tư duy!

VOV.VN - Tắc đường là do giải pháp phát triển giao thông của ta chưa ổn, chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế-xã hội.

Nguy cơ từ bữa cơm: Người Việt biết có thể chết mà vẫn phải ăn!
Nguy cơ từ bữa cơm: Người Việt biết có thể chết mà vẫn phải ăn!

VOV.VN - Rau, thịt, cá, gạo… thứ gì cũng có hóa chất, đe dọa sức khỏe – tính mạng, Biết vậy, nhưng người Việt vẫn phải ăn, phải uống vì không còn lựa chọn.

Nguy cơ từ bữa cơm: Người Việt biết có thể chết mà vẫn phải ăn!

Nguy cơ từ bữa cơm: Người Việt biết có thể chết mà vẫn phải ăn!

VOV.VN - Rau, thịt, cá, gạo… thứ gì cũng có hóa chất, đe dọa sức khỏe – tính mạng, Biết vậy, nhưng người Việt vẫn phải ăn, phải uống vì không còn lựa chọn.

Bồn nước đè chết bé 8 tháng: Còn nhiều lắm những cái chết trên đầu!
Bồn nước đè chết bé 8 tháng: Còn nhiều lắm những cái chết trên đầu!

VOV.VN - Rất nhiều vụ bồn nước rơi đè chết người nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có qui định cụ thể nào quản lý vấn đề này.

Bồn nước đè chết bé 8 tháng: Còn nhiều lắm những cái chết trên đầu!

Bồn nước đè chết bé 8 tháng: Còn nhiều lắm những cái chết trên đầu!

VOV.VN - Rất nhiều vụ bồn nước rơi đè chết người nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có qui định cụ thể nào quản lý vấn đề này.