Dịch Covid-19: Cân bằng trong khó khăn

VOV.VN - Cũng trong đại dịch, sự cân bằng trong đời sống được rất nhiều gia đình, cộng đồng dân cư thể hiện.

Tôi có người bạn mở nhiều cơ sở dạy mầm non ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chị cho biết, gần 2 tháng qua, các lớp học đều phải đóng cửa vì dịch. Về mặt nguyên tắc chỉ khi lớp mở, giáo viên mới có lương và ăn theo sĩ số các cháu. Nhưng vì muốn giáo viên gắn bó và để chia sẻ khó khăn với họ, chị đã xuất chi từ nguồn vốn của gia đình cho mỗi giáo viên từ 1-2 triệu đồng.

Dịch bệnh cũng là cơ hội để chúng ta cân bằng, từ cấp độ vĩ mô đến vi mô

“Còn người còn của. Chia sẻ lúc lao đao thế này có thiệt một chút nhưng bù lại mọi người đều bình an là được. Hết dịch tính sau”- chị nói. Không chỉ các trường, lớp tư thục, ngành buôn bán cũng ế ẩm. Người đồng hương chuyên bán bánh canh cá rô đồng Thái Bình tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cũng than: “Dịch dã khiến nhà em thu không đủ để trả tiền thuê mặt bằng. Cầm cự không nổi vì vắng khách, chắc phải đóng cửa”. Đấy là ở cấp độ gia đình. 

Phố Tây Bùi Viện, trước đây ầm ĩ suốt ngày đêm, chen lấn; những ngày này vắng lặng; quán bar, karaoke đóng cửa một phần do lệnh cấm … Ai cũng lo lắng về dịch bệnh. Theo Bộ Giao thông Vận tải, ngành hàng không Việt Nam thiệt hại lên tới hơn 30.000 tỷ do phải dừng và hoãn các chuyến bay. Ngành du lịch thì thiệt đơn, thiệt kép khi khách du lịch nhiều nơi giảm tới 80%. Covid- 19 thực sự đang giáng những “đòn chí tử” vào nhiều cá nhân, doanh nghiệp. 

Ở tầm quốc gia, cả nước sẽ chịu tổn thất rất lớn khi công tác phòng chống dịch ngày càng căng thẳng với đủ cấp độ từ trung ương đến địa phương, từ hẹp đến rộng. Hàng chục ngàn người ở các khu cách ly tập trung; việc lo ăn ngủ cũng đã rất tốn kém; rồi xét nghiệm, chăm sóc; hay việc đưa đón người từ nước ngoài trở về. Chưa kể đội ngũ ngành y đang ngày đêm căng mình trên tuyến đầu chịu bao khó khăn, nguy hiểm. Hao tổn về nhân lực, vật lực của quốc gia; mỗi gia đình, từng cá nhân có khả năng sẽ còn có thể kéo dài.

Trong cuộc chiến với Covid-19 mỗi quốc gia, dân tộc cần có cách ứng phó phù hợp. Việc công bố dịch có thể khiến dân chúng lo lắng, khiến kinh tế có thể dẫn đến đổ vỡ, thiệt hại nặng nề. Vấn đề cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và tránh thiệt hại kinh tế luôn là bài toán khó. 

Riêng Việt Nam đã nhất quán nguyên tắc ngay khi xuất hiện dịch: chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Do vậy Chính phủ, Bộ y tế, các địa phương liên tục công bố, công khai, minh bạch công tác phòng chống dịch; huy động toàn dân tham gia. Kinh phí dù hạn chế, ngân sách quốc gia phải lo toan nhiều việc nhưng việc cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch luôn được thực thi nghiêm túc, hiệu quả. 

Trách nhiệm của Chính phủ đã khiến doanh nghiệp, người dân đồng thuận; sát cánh cùng các lực lượng và cộng đồng trên mặt trận chống dịch. Rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt xuất hiện trên cả nước. Điển hình như nhiều bà con ở khắp nơi đã đến chia sẻ từng suất ăn, đồ dùng cho người ở khu cách ly tại chung cư Hòa Bình, quận 10, TP Hồ Chí Minh khi chung cư bị phong tỏa. Ấm lòng hơn là nhiều má, nhiều dì, chị em ở một số quận, huyện còn thức thâu đêm để may khẩu trang tặng miễn phí cho người nghèo, người lang thang cơ nhỡ. Nhiều khách sạn cao cấp, khu resort đắt tiền sẵn sàng chấp nhận cho chính quyền trưng dụng làm khu cách ly tập trung. 

Cũng trong đại dịch, sự cân bằng trong đời sống được rất nhiều gia đình, cộng đồng dân cư thể hiện. Cha mẹ và con cái quây quần quan tâm, chia sẻ; hàng xóm, khu dân cư tận tình giúp đỡ; tình đồng chí, nghĩa đồng bào có dịp lan tỏa. Sự cân bằng lớn nhất đến nay chúng ta có được chính là kiềm chế dịch một cách bình tĩnh và chủ động. Số ca dương tính sẽ còn tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Nhân dân cả nước vẫn bên nhau đồng lòng cùng Chính phủ và các ngành, địa phương trên trận tuyến chống dịch. 

Chúng ta có niềm tin rằng, với những gì mà Chính phủ và người dân đã làm được trong suốt quá trình vừa qua, khi dịch bệnh bị đẩy lùi; đất nước, doanh nghiệp và mỗi người sẽ lại phục hồi và phát triển tốt hơn./. 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách ly: “Sống chậm” để thấy những điều tử tế
Cách ly: “Sống chậm” để thấy những điều tử tế

VOV.VN -Vượt qua nỗi lo lắng, bất an ban đầu, nhiều người đã coi đó là khoảng thời gian “sống chậm” để thấy những điều tốt đẹp, tử tế xung quanh.  

Cách ly: “Sống chậm” để thấy những điều tử tế

Cách ly: “Sống chậm” để thấy những điều tử tế

VOV.VN -Vượt qua nỗi lo lắng, bất an ban đầu, nhiều người đã coi đó là khoảng thời gian “sống chậm” để thấy những điều tốt đẹp, tử tế xung quanh.  

Đại dịch Covid-19: Có một Việt Nam như thế!
Đại dịch Covid-19: Có một Việt Nam như thế!

VOV.VN - Trong cơn hoạn nạn này, người ta mới nhận ra một thang giá trị được đo bằng tình thương yêu con người, bằng trách nhiệm trước mạng sống của đồng loại.

Đại dịch Covid-19: Có một Việt Nam như thế!

Đại dịch Covid-19: Có một Việt Nam như thế!

VOV.VN - Trong cơn hoạn nạn này, người ta mới nhận ra một thang giá trị được đo bằng tình thương yêu con người, bằng trách nhiệm trước mạng sống của đồng loại.

Người Việt mình là vậy!
Người Việt mình là vậy!

VOV.VN - Dân tộc nào cũng vậy, mỗi khi đất nước đứng trước khó khăn hoặc hiểm nguy, ai ai cũng nhất tề một lòng, hướng về một phía.

Người Việt mình là vậy!

Người Việt mình là vậy!

VOV.VN - Dân tộc nào cũng vậy, mỗi khi đất nước đứng trước khó khăn hoặc hiểm nguy, ai ai cũng nhất tề một lòng, hướng về một phía.