Hàng loạt câu hỏi sau khi tăng viện phí

(VOV)-Người dân băn khoăn là sau khi tăng viện phí thì số tiền đó được sử dụng như thế nào, liệu có tăng chất lượng khám chữa bệnh không?

Sau khi Hà Nội dự kiến tăng viện phí từ ngày 1/8 tới thì cả nước chỉ còn TP HCM là chưa tăng viện phí. Đành rằng chưa tăng không có nghĩa là không tăng, nhưng quyết định của TP HCM nhận được sự đồng tình của đa số người dân, nhất là những người nghèo hoặc chưa có bảo hiểm y tế. Thực ra, người dân không phản đối việc tăng viện phí, mà chỉ băn khoăn không biết số tiền tăng thu ấy được sử dụng ra sao, có nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh hay không.

Viện phí là chi phí để bệnh viện phục vụ người bệnh, theo hướng dẫn của ngành Y tế hiện nay bao gồm hơn 2000 danh mục đã có khung giá hoặc có tên kĩ thuật. Theo dự kiến từ đầu tháng 8 tới, Hà Nội sẽ điều chỉnh giá của 819 dịch vụ khám chữa bệnh, hầu hết là tăng hoặc lần đầu tiên xác định giá, chỉ có 8 dịch vụ giảm giá. Sau khi điều chỉnh, kinh phí thu được từ khám chữa bệnh sẽ tăng gấp đôi, tức là mỗi năm thu thêm khoảng 1200 tỷ đồng.

Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai chăm sóc bệnh nhân (Ảnh: báo Lào Cai)

Trước Hà Nội, 61 tỉnh, thành phố đã làm việc này, trong đó 44 địa phương bắt đầu có tiền thu thêm từ năm ngoái, số còn lại tăng thu viện phí từ đầu năm đến nay. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng trong cả nước số tiền hằng năm người bệnh và gia đình người bệnh phải nộp thêm chắc chắn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Địa phương càng nghèo lại càng muốn tăng viện phí cao, chứ không dựa vào thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, chất lượng dịch vụ y tế, hay dựa vào tình hình kinh tế-xã hội và khả năng cân đối quĩ bảo hiểm y tế của địa phương. Vậy nên, tăng viện phí trên thực tế đang gây “choáng” cho người nghèo, nhất là những người chưa có bảo hiểm y tế. Trong tình hình ấy, quyết định chưa tăng viện phí của TP HCM được đa số người dân ủng hộ, cho dù trước sau gì cũng phải nộp thêm tiền viện phí mà thôi.

Khi TP HCM tăng viện phí nữa thì tổng kinh phí thu thêm từ khám chữa bệnh trong cả nước sẽ tăng lên đáng kể, bởi các cơ sở khám chữa bệnh ở đây đang phục vụ 7,5 triệu người của thành phố và khoảng chừng đó số dân ở các địa phương lân cận. Thôi thì có thể nói gọn lại một câu là viện phí đã tăng rồi, nhưng còn hàng loạt câu hỏi sau khi tăng viện phí chưa thấy ngành y tế trả lời.

Vấn đề người dân băn khoăn là số tiền thu thêm ấy sẽ được sử dụng như thế nào, có làm tăng chất lượng khám chữa bệnh hay không? Hàng chục nghìn tỷ đồng tăng thu hằng năm nhưng rồi bệnh nhân có còn phải nằm chung 4 – 5 người/giường, thậm chí phải nằm dưới đất, có phải gánh những khoản tiền thuốc, vật tư nằm ngoài danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế nữa hay không?  Hay là số tiền thu thêm lại được chi ra không đúng nơi đúng chỗ để có những trang thiết bị hiện đại mua về mà cơ sở khám chữa bệnh không ai biết sử dụng, để bệnh viện cũ vẫn xuống cấp bên cạnh bệnh viện mới xây bỏ hoang? Hay là số tiền thu thêm lại được sử dụng phần lớn để bù cho giá thuốc đấu thầu vào bệnh viện cao hơn giá thuốc ở ngoài thị trường?  Nói thêm về giá thuốc cần phải làm cho rõ ràng, minh bạch, không để cho những nhóm lợi ích tiếp tục thu lợi trên sự đau đớn của người bệnh.

Chẳng có nước nào trên thế giới thuốc chữa bệnh chiếm tới 60 - 70% chi phí điều trị như ở Việt Nam, tỉ lệ hợp lý thông thường chỉ từ 20-30%. Cứ kéo dài mãi như vậy không thể không đặt câu hỏi về sự tiêu cực liên quan đến y đức. Nếu làm kiên quyết để giảm chi phí về thuốc chữa bệnh thì có thể đầu tư nâng cao chất lượng của hàng loạt dịch vụ y tế khác, kể cả khi chưa tăng viện phí. Hay như nhiều bệnh viện công hiện nay có bộ phận khám chữa bệnh theo yêu cầu với dịch vụ kĩ thuật cao, giường phòng giá cao, nhưng chưa minh bạch nên còn lẫn lộn công – tư. Liệu những khoản thu dịch vụ cao ấy có thể sử dụng để bù cho những dịch vụ phục vụ số đông người nghèo với chi phí hợp lý hay không?

Còn hàng loạt câu hỏi nữa cho thấy sự yếu kém trong quản lý Nhà nước về y tế và kể cả tiêu cực đã và đang tạo ra sự lãng phí, vô lý, bất công. Những câu hỏi ấy chỉ có thể trả lời được một cách thuyết phục khi cơ quan chức năng tăng cường giám sát chặt chẽ việc thu chi sau khi tăng viện phí, để chất lượng khám chữa bệnh thực sự được cải thiện trên thực tế. Cùng với đó cần sớm thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, để người nghèo không rơi vào cảnh cùng quẫn khi mắc bệnh hiểm nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giãn tiến độ áp dụng viện phí mới
Giãn tiến độ áp dụng viện phí mới

16 bệnh viện vừa được phê duyệt viện phí mới tối đa ở mức 88% khung liên Bộ Y tế - Tài chính cho phép.

Giãn tiến độ áp dụng viện phí mới

Giãn tiến độ áp dụng viện phí mới

16 bệnh viện vừa được phê duyệt viện phí mới tối đa ở mức 88% khung liên Bộ Y tế - Tài chính cho phép.

Giá viện phí sẽ tiếp tục tăng
Giá viện phí sẽ tiếp tục tăng

 Năm 2013 sẽ có thêm 1.000 giường bệnh được đầu tư và hoàn thiện để phục vụ người dân.

Giá viện phí sẽ tiếp tục tăng

Giá viện phí sẽ tiếp tục tăng

 Năm 2013 sẽ có thêm 1.000 giường bệnh được đầu tư và hoàn thiện để phục vụ người dân.

Thêm 16 bệnh viện Trung ương áp viện phí mới
Thêm 16 bệnh viện Trung ương áp viện phí mới

Mức viện phí mới có mức tăng trên 90% khung giá viện phí tối đa.

Thêm 16 bệnh viện Trung ương áp viện phí mới

Thêm 16 bệnh viện Trung ương áp viện phí mới

Mức viện phí mới có mức tăng trên 90% khung giá viện phí tối đa.

Hà Nội đề xuất tăng viện phí 77% so với khung giá
Hà Nội đề xuất tăng viện phí 77% so với khung giá

Cả nước có gần 50 tỉnh, thành phố thẩm định, phê duyệt và áp dụng thực hiện giá viện phí mới.

Hà Nội đề xuất tăng viện phí 77% so với khung giá

Hà Nội đề xuất tăng viện phí 77% so với khung giá

Cả nước có gần 50 tỉnh, thành phố thẩm định, phê duyệt và áp dụng thực hiện giá viện phí mới.

Bỏ tạm ứng viện phí: Bệnh nhân mừng, bệnh viện lo
Bỏ tạm ứng viện phí: Bệnh nhân mừng, bệnh viện lo

(VOV) - Bộ Y tế vừa ban hành quy định, bệnh nhân khi nhập viện không phải tạm ứng viện phí.

Bỏ tạm ứng viện phí: Bệnh nhân mừng, bệnh viện lo

Bỏ tạm ứng viện phí: Bệnh nhân mừng, bệnh viện lo

(VOV) - Bộ Y tế vừa ban hành quy định, bệnh nhân khi nhập viện không phải tạm ứng viện phí.

Chất lượng khám bệnh ở Khánh Hòa chưa tăng cùng viện phí
Chất lượng khám bệnh ở Khánh Hòa chưa tăng cùng viện phí

Đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh ở tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng mức viện phí mới nhưng theo ý kiến phản hồi của bệnh nhân thì chất lượng khám, chữa bệnh chưa tương xứng với mức tăng này.

Chất lượng khám bệnh ở Khánh Hòa chưa tăng cùng viện phí

Chất lượng khám bệnh ở Khánh Hòa chưa tăng cùng viện phí

Đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh ở tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng mức viện phí mới nhưng theo ý kiến phản hồi của bệnh nhân thì chất lượng khám, chữa bệnh chưa tương xứng với mức tăng này.

Viện phí sẽ tăng trong thời gian tới
Viện phí sẽ tăng trong thời gian tới

Đã có 21 bệnh viện Trung ương được phê duyệt khung giá viện phí mới, mức giá trung bình 90-95% so với khung giá tối đa.

Viện phí sẽ tăng trong thời gian tới

Viện phí sẽ tăng trong thời gian tới

Đã có 21 bệnh viện Trung ương được phê duyệt khung giá viện phí mới, mức giá trung bình 90-95% so với khung giá tối đa.