Hơn một lần, Quốc hội lo lắng về đạo đức xã hội

VOV.VN -Nếu đạo đức không được chú trọng thì thành quả kinh tế, đôi khi cũng trở về con số không. 

Những ngày này, thời tiết Hà Nội rất nóng nhưng nghị trường còn “nóng” hơn. Trong nhiều vấn đề bức xúc được đại biểu và cử tri quan tâm, vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp hơn một lần vang lên giữa hội trường lớn. Đại biểu thực sự lo lắng khi kinh tế đi lên nhưng văn hóa lại đi xuống. Nhiều giá trị tốt đẹp đang dần mất đi khiến cho có đại biểu phải thốt lên: “Ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa”. 

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An): "giá như kinh tế phát triển như ngày nay và đạo đức xã hội như ngày xưa"!
Ngay ở phiên khai mạc, trong số hơn 3500 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, vấn đề văn hóa, đạo đức xã hội đã được nhắc tới với tâm trạng bất an. Cử tri lên án hành vi thiếu chuẩn đạo đức xảy ra ở nhiều lĩnh vực như: tình trạng kinh doanh thuốc giả, bạo lực trong các cơ sở y tế, bạo lực học đường, truyền thống tôn sư trọng đạo bị mai một, giáo dục chạy theo thành tích, các vụ thảm án động trời xảy ra ở nhiều địa phương…

Tiếp đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An- người nổi tiếng với những phát ngôn thẳng thắn, một lần nữa lên tiếng báo động về sự xuống cấp đạo đức và buông lỏng kỷ cương phép nước. Ông Cầu cũng chuyển tải sự sốt ruột của cử tri, mong muốn Quốc hội, Chính phủ cần có giải pháp cứng rắn hơn nữa, mạnh tay hơn nữa để trừng trị, ngăn chặn những hành vi mất nhân tính… 

“Ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa”. Điều ước này của cử tri được ông Cầu chuyển tới Quốc hội và nhận được sự chia sẻ, đồng tình của nhiều đại biểu. Đáp lại những lo lắng này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên chất vấn vừa qua cho rằng: "Hiện nay xã hội có những diễn biến phức tạp, nhưng yếu tố tích cực vẫn là chủ đạo”. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng dẫn lại một Nghị quyết của Đảng cho rằng: So với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, đối ngoại thì phát triển văn hóa chưa thật sự ngang bằng. 

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao, việc đi lại, di chuyển của người dân rất thuận lợi…đó là thực tiễn mà ai cũng thấy. Nhưng họ đã thực sự yên tâm về tính mạng của mình hay chưa khi vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là hiểm họa, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách… Và trên hết, đạo đức xã hội, sự tha hóa bởi đồng tiền, sự coi thường kỷ cương phép nước, ứng xử của người lớn cũng như con trẻ đều không theo chuẩn mực… Thực tiễn đó, khác gì một gia đình khá giả nhưng các thành viên chưa hẳn đã hạnh phúc.

Cử tri cũng hoàn toàn có lý khi so sánh xã hội ngày nay với xã hội ngày xưa. Không ít người đã rưng rưng khi nhớ về một thời gian khó của đất nước. Ngày ấy thật khó khăn, vất vả nhưng có lẽ, điều đọng lại lớn nhất là tình người, là sự chia sẻ, là tôn ti trật tự và liêm sỉ của con người được đề cao.  

Quốc gia nào trong quá trình phát triển cũng phải gánh trên vai cùng lúc nhiều nhiệm vụ như phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. Không ai muốn đánh đổi cái gì lấy cái gì. Nhưng nếu các nhiệm vụ ấy không được đặt ngang bằng, đạo đức không được quan tâm đúng mức thì thành quả kinh tế, đôi khi cũng trở về con số không. 

Chúng ta không thiếu Nghị quyết, không thiếu chế tài nhưng từ lý luận đến thực tiễn là cả một chặng đường. Nếu những hư hỏng, thoái hóa, bất lương, suy đồi, mất nhân tính… không được ngăn chặn kịp thời, không được xử lý triệt để từ trên xuống dưới thì ngày mai, ngày kia và nhiều năm nữa, nó sẽ tiếp tục sinh sôi, nảy nở. 

Sự xuống cấp của đạo đức xã hội chỉ là hiện tượng, không phải là bản chất. Yếu tố tích cực vẫn là chủ đạo. Cử tri cũng muốn tin như thế ./.

Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!

VOV.VN -Chuyện cô giáo phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, đặt ra vấn đề về đạo đức của người thầy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không phải lập ra viện Đạo đức thì đạo đức cán bộ sẽ  tăng  lên
Không phải lập ra viện Đạo đức thì đạo đức cán bộ sẽ tăng lên

VOV.VN - GS, TS Hoàng Chí Bảo: Cơ chế, chính sách hiện nay chỉ khuyến khích người ta làm quan, chứ không khuyến khích người ta tu dưỡng đạo đức.

Không phải lập ra viện Đạo đức thì đạo đức cán bộ sẽ  tăng  lên

Không phải lập ra viện Đạo đức thì đạo đức cán bộ sẽ tăng lên

VOV.VN - GS, TS Hoàng Chí Bảo: Cơ chế, chính sách hiện nay chỉ khuyến khích người ta làm quan, chứ không khuyến khích người ta tu dưỡng đạo đức.

 Ngành Giáo dục cần quan tâm dạy đạo đức làm người
Ngành Giáo dục cần quan tâm dạy đạo đức làm người

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm dạy đạo đức làm người; chấn chỉnh việc học thêm, dạy thêm, tiêu cực

 Ngành Giáo dục cần quan tâm dạy đạo đức làm người

Ngành Giáo dục cần quan tâm dạy đạo đức làm người

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm dạy đạo đức làm người; chấn chỉnh việc học thêm, dạy thêm, tiêu cực

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!
Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

VOV.VN -Từ vụ việc cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ; học sinh vung dao vào đầu bạn đã cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang mất kiểm soát.

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

Cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ: Đạo đức học đường đang rơi vào bế tắc!

VOV.VN -Từ vụ việc cô giáo phải quỳ gối, bị bóp cổ; học sinh vung dao vào đầu bạn đã cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang mất kiểm soát.

Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!

VOV.VN -Chuyện cô giáo phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, đặt ra vấn đề về đạo đức của người thầy.

Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!

Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!

VOV.VN -Chuyện cô giáo phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, đặt ra vấn đề về đạo đức của người thầy.

Vì đâu mà đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp?
Vì đâu mà đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp?

VOV.VN -Một trong những nguyên nhân khiến đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp là do việc chọn đầu vào đối với giáo viên, công tác hướng nghiệp chưa tốt.

Vì đâu mà đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp?

Vì đâu mà đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp?

VOV.VN -Một trong những nguyên nhân khiến đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp là do việc chọn đầu vào đối với giáo viên, công tác hướng nghiệp chưa tốt.

Đạo đức của giáo viên quyết định việc trẻ có bị bạo hành
Đạo đức của giáo viên quyết định việc trẻ có bị bạo hành

VOV.VN - Làm sao để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em trong các trường mầm non?

Đạo đức của giáo viên quyết định việc trẻ có bị bạo hành

Đạo đức của giáo viên quyết định việc trẻ có bị bạo hành

VOV.VN - Làm sao để ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em trong các trường mầm non?

Nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV.VN -Tối 13/5, diễn ra Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt 1.

Nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV.VN -Tối 13/5, diễn ra Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT, báo chí về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt 1.

Bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội
Bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, dư luận bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội, bạo lực gia đình, trẻ em.

Bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội

Bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, dư luận bức xúc trước sự xuống cấp đạo đức trong xã hội, bạo lực gia đình, trẻ em.

Xây dựng Đảng về đạo đức trước hết phải xây dựng về văn hóa
Xây dựng Đảng về đạo đức trước hết phải xây dựng về văn hóa

VOV.VN -GS Hoàng Chí Bảo: “Đạo đức là cốt lõi của văn hóa, nên xây dựng Đảng về đạo đức thì logic triệt để của nó là chúng ta phải xây dựng Đảng về văn hóa”

Xây dựng Đảng về đạo đức trước hết phải xây dựng về văn hóa

Xây dựng Đảng về đạo đức trước hết phải xây dựng về văn hóa

VOV.VN -GS Hoàng Chí Bảo: “Đạo đức là cốt lõi của văn hóa, nên xây dựng Đảng về đạo đức thì logic triệt để của nó là chúng ta phải xây dựng Đảng về văn hóa”

Lên án mạnh mẽ những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong giáo dục
Lên án mạnh mẽ những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong giáo dục

VOV.VN -Cử tri mong muốn ngành giáo dục chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực sư phạm cho giáo viên, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Lên án mạnh mẽ những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong giáo dục

Lên án mạnh mẽ những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong giáo dục

VOV.VN -Cử tri mong muốn ngành giáo dục chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực sư phạm cho giáo viên, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.