Sản phẩm OCOP cho nông dân vùng cao Quảng Nam thu nhập ổn định

VOV.VN - Từ nhiều năm qua, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP ở vùng cao tỉnh này đã được người tiêu dùng biết đến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Các chủ thể sản phẩm OCOP được chính quyền địa phương đồng hành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối ra thị trường là điểm đặc biệt trong triển khai chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam. Năm 2018, HTX Nông nghiệp Xã Tư ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thành lập. HTX này đã chọn chè dây Ra Zéh làm sản phẩm chủ lực, tích cực hỗ trợ thành viên từ khâu chăm sóc đến thu hái chè, đồng thời làm đầu mối bao tiêu chè nguyên liệu cho thành viên và người dân, chế biến sản phẩm ra thị trường.

Ông Lê Duy Trường, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xã Tư cho biết, công suất chế biến chè của HTX đạt 2 tạ/ngày. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, HTX đang tiến tới đầu tư máy móc, thiết bị, kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất.  Sản phẩm chè dây Ra Zéh của HTX được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, tạo thuận lợi trong việc kinh doanh và được nhiều người biết đến hơn.

“Từ khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm của HTX được khách hàng biết đến nhiều hơn, qua đó giúp việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. HTX mong muốn chính quyền tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho sản phẩm, xúc tiến thương mại đến người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho HTX và người dân, giải quyết việc làm ổn định cho các hộ gia đình thành viên”, ôg Trường đề đạt.

Ông Phạm Quốc Phòng ở Xã Tư là người tiên phong đưa cây chè dây về bản làng để trồng. Năm 2016, ông Phòng lên rừng đào cây giống đem về trồng thử ở vườn gần nhà, thấy hiệu quả kinh tế, ông tiếp tục mở rộng diện tích lên 2 ha.

Đồi chè của gia đình ông Phòng mỗi năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng. Bây giờ không chỉ trồng, hái lá tươi bán, gia đình ông Phòng còn đầu tư máy móc chế biến thành trà, đóng bao bì cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, lượng tiêu thụ chè dây trên thị trường tăng mạnh, giá dao động từ 140.000 - 150.000 đồng/kg chè khô. 

“Trước đây gia đình sống chủ yếu phụ thuộc trồng rừng, công ăn việc làm bấp bênh. Từ khi chính quyền địa phương thành lập, xây dựng HTX, gia đình trồng chè dây được HTX thu mua nên bà con rất phấn khởi. Mong muốn các cấp, các ngành hỗ trợ cho HTX, giúp bà con sản xuất nhiều hơn số lượng chè dây, nâng cao thu nhập và làm giàu từ cây chè dây”, ông Phòng mong muốn.

Sản phẩm ớt A Riêu của HTX Nông nghiệp Mà Cooih, huyện Đông Giang cũng là 1 trong những sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử. Ở huyện Đông Giang, việc xây OCOP đã tạo động lực giúp các xã đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng, thế mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế, tạo động lực giảm nghèo. Hiện tại, địa phương này có 16 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm 4 sao và  14 sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2025, huyện Đông Giang phấn đấu có 35 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh trở lên.

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2023 huyện đề xuất công nhận 11 sản phẩm OCOP, hiện đang được tỉnh đánh giá để tiến đến công nhận các sản phẩm này. “Định hướng sắp tới của huyện là mong muốn tập trung nâng hạng các sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao, không chỉ phát triển đại trà sản phẩm OCOP 3 sao. Từ đó sẽ có điều kiện tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như tập trung hỗ trợ các chủ thể trong liên kết phát triển thị trường”, ông Bảo nêu.

Đến nay, tỉnh Quảng Nam hiện có 350 sản phẩm OCOP của 260 chủ thể, gồm hộ kinh doanh, HTX, tổ hợp tác. Đã có nhiều sản phẩm đi vào chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, giúp kinh tế nông thôn phát triển. Tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương để thương mại hoá hiệu quả sản phẩm.

Ông Nguyễn Út, Phó Chủ tịch Hội nông dân Quảng Nam cho biết, các hội chợ triển lãm, ngày hội sản phẩm OCOP mang lại hiệu quả rất lớn cho các sản phẩm OCOP khu vực miền núi. Ngoài quảng bá, kết nối giao thương trực tiếp, tỉnh Quảng Nam đang từng bước hỗ trợ các hộ sản xuất, hợp tác xã, chủ thể sản phẩm OCOP khu vực miền núi tiếp cận và đưa sản phẩm lên thương mại điện tử.

“Nhiều sản phẩm OCOP của miền núi Quảng Nam rất được thị trường rất ưa chuộng. Hội đã tập trung trong công tác chỉ đạo, từ vận động đến giao chỉ tiêu hàng năm để các địa phương quyết tâm thực hiện chương trình này. Như chè dây ở huyện Đông Giang, đẳng sâm ở huyện Tây Giang là những sản vật vùng cao đã công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Hội cũng có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hàng nông sản cho nông dân ra ngoài các tỉnh khác, hoặc những phiên chợ, hội chợ để quảng bá giúp nông dân kết nối cung cầu với thị trường bên ngoài”, ông Nguyễn Út vui khi cho biết những thành công.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa sản phẩm OCOP Quảng Bình lên sàn thương mại điện tử
Đưa sản phẩm OCOP Quảng Bình lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Sản phẩm OCOP Quảng Bình đang hướng tới sàn thương mại điện tử để tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến từ các tỉnh, thành phố trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu.

Đưa sản phẩm OCOP Quảng Bình lên sàn thương mại điện tử

Đưa sản phẩm OCOP Quảng Bình lên sàn thương mại điện tử

VOV.VN - Sản phẩm OCOP Quảng Bình đang hướng tới sàn thương mại điện tử để tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến từ các tỉnh, thành phố trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu.

Xúc tiến thương mại đa kênh tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP
Xúc tiến thương mại đa kênh tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

VOV.VN - Cùng với việc phát triển số lượng, nâng cấp và cải thiện chất lượng sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại đa kênh, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử sẽ góp phần đưa được giá trị sản phẩm OCOP lan tỏa...

Xúc tiến thương mại đa kênh tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

Xúc tiến thương mại đa kênh tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

VOV.VN - Cùng với việc phát triển số lượng, nâng cấp và cải thiện chất lượng sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại đa kênh, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử sẽ góp phần đưa được giá trị sản phẩm OCOP lan tỏa...

Làng du lịch đầu tiên tại ĐBSCL đạt chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao
Làng du lịch đầu tiên tại ĐBSCL đạt chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao

VOV.VN - Ngày 23/12, tại Cần Thơ, Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh, huyện Phong Điền đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao đầu tiên tại ĐBSCL; đồng thời khai trương điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của Cần Thơ nói riêng, miền Tây nói chung.

Làng du lịch đầu tiên tại ĐBSCL đạt chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao

Làng du lịch đầu tiên tại ĐBSCL đạt chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao

VOV.VN - Ngày 23/12, tại Cần Thơ, Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh, huyện Phong Điền đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP du lịch 4 sao đầu tiên tại ĐBSCL; đồng thời khai trương điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của Cần Thơ nói riêng, miền Tây nói chung.

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu
Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

VOV.VN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

VOV.VN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Báo Nhân Dân khai trương Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”
Báo Nhân Dân khai trương Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”

VOV.VN - Ngày 19/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ ra mắt Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm” tại địa chỉ https://nhandan.vn/ocop/

Báo Nhân Dân khai trương Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”

Báo Nhân Dân khai trương Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”

VOV.VN - Ngày 19/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ ra mắt Chuyên trang OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm” tại địa chỉ https://nhandan.vn/ocop/

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại
Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

VOV.VN - Đà Nẵng qua 5 năm triển khai Chương trình OCOP đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã tiếp cận được các thị trường quốc tế.

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

VOV.VN - Đà Nẵng qua 5 năm triển khai Chương trình OCOP đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã tiếp cận được các thị trường quốc tế.

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP
Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay đã có trên 2.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước).

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay đã có trên 2.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước).

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

VOV.VN - Khâu tiêu thụ, tìm kiếm và phát triển thị trường là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích chủ thể chủ động, tích cực tham gia phát triển các sản phẩm OCOP.

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

VOV.VN - Khâu tiêu thụ, tìm kiếm và phát triển thị trường là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích chủ thể chủ động, tích cực tham gia phát triển các sản phẩm OCOP.

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?
Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

VOV.VN - Sản phẩm OCOP được hiện diện trên các quầy kệ chưa nhiều so với lượng sản phẩm được công bố hiện nay. Theo các hệ thống bán lẻ lớn như Sài Gòn Coop, BigC, MM… lượng sản phẩm OCOP  vào siêu thị rất ít, vấn đề luôn được nhắc tới là nhà cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh được và trụ lại không, có mang lại doanh số tốt và lợi nhuận tốt để tồn tại?

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

VOV.VN - Sản phẩm OCOP được hiện diện trên các quầy kệ chưa nhiều so với lượng sản phẩm được công bố hiện nay. Theo các hệ thống bán lẻ lớn như Sài Gòn Coop, BigC, MM… lượng sản phẩm OCOP  vào siêu thị rất ít, vấn đề luôn được nhắc tới là nhà cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh được và trụ lại không, có mang lại doanh số tốt và lợi nhuận tốt để tồn tại?

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP
Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

VOV.VN - Lâu nay cây khoai mài (cây hoài sơn) là loại cây lấy củ, không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao nên được nhiều người tìm mua. Nhận thấy tiềm năng của loại cây này, từ năm 2017 một số hộ dân vùng đất Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rủ nhau đi đào khoai mài đem về địa phương trồng thử nghiệm và đã thành công, mang lại thu nhập cao.

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

VOV.VN - Lâu nay cây khoai mài (cây hoài sơn) là loại cây lấy củ, không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao nên được nhiều người tìm mua. Nhận thấy tiềm năng của loại cây này, từ năm 2017 một số hộ dân vùng đất Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rủ nhau đi đào khoai mài đem về địa phương trồng thử nghiệm và đã thành công, mang lại thu nhập cao.