Ngài Bob Kerrey nếu đứng đầu một cơ quan giáo dục có ổn không?

VOV.VN - Ngài Bob Kerrey nên tìm cách để thế hệ trẻ ở Việt Nam thụ hưởng nền giáo dục ở trường ĐH Fulbright giữ nguyên lòng kính trọng những người đào tạo mình.

Cách đây ba năm, nhà báo Uyên Ly dẫn tới nhà tôi bốn cháu học sinh Mỹ, tuổi 15, 16. Các cháu tới Việt Nam trong chương trình tìm hiểu Việt Nam của giáo dục Mỹ. Một trong bốn học sinh Mỹ ấy là cháu một cựu binh Mỹ. Kẻ đã rải nhiều bom phía Bắc Việt.

Du khách thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Trong ảnh là chiếc ống cống, chứng tích của vụ thảm sát Thạnh Phong.
Theo lời cháu kể, bao năm qua cháu không hề biết ông mình đã tham gia vào cuộc chiến với Việt Nam, chỉ tới khi người ông biết cháu gái mình sẽ tới Việt Nam mới nói rõ rằng cháu nếu đi tới vùng rừng núi phía Bắc Việt phải cẩn thận vì còn rất nhiều bom. Nếu cháu tới, hãy tìm đến một quân nhân người Việt đã tham gia chiến tranh, cho ông gửi lời xin lỗi họ. Và nhóm học sinh này qua nhà báo Uyên Ly đã tìm tới tôi.

Cuộc gặp gỡ rất cảm động và vui vẻ. Tôi ứa nước mắt khi nghe lời xin lỗi từ cái miệng hồng thắm của cô gái Mỹ để rồi sau đó chúng tôi không nói gì về chiến tranh trừ chi tiết tôi phải nói với cô cháu rằng, chính nhiều người Mỹ đã giúp Việt Nam gỡ bom mìn cũ và phía Bắc không còn nhiều bom mìn như miền Trung.

Những đứa trẻ Mỹ ngày nay dường như không quan tâm mấy tới những gì tôi đã trải qua 11 năm trong cuộc chiến, nhưng dường như khi nói tới việc thả bom chúng mặc nhiên coi sự xin lỗi của người ông nội là hợp lí bởi mặc nhiên coi sự rải bom sang một đất nước khác là tội ác. Tiễn các cháu ra về tôi không quên có lời mời người lính già, ông của cháu gái đó nếu có dịp sang Việt Nam hãy tới nhà tôi như một người bạn tốt.

Tháng Năm vừa qua tổng thống Mỹ sang thăm nước ta, trong chuyến thăm này đã công bố một trong những quyết định quan trọng là gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Là một cựu binh, tôi đánh giá rất cao quyết định này, bởi trước đây cả hai phía, đại đa số quân nhân chúng tôi thực sự đã rũ bỏ hận thù để tìm hiểu nhau, nhưng hai nhà nước chưa chính thức có một quyết định về phía Mỹ. Quyết định của ông Obama công bố là lời tuyên bố chính thức về phía Mỹ coi Việt Nam là bạn, không phải nước thù địch. Cùng với quyết định này chính phủ Mỹ còn có nhiều chương trình khác ở Việt Nam mà trong đó có việc khai mở đại học  Fulbright ở TP. HCM.

Nhưng thật bất ngờ ngay sau đó vài ngày tôi được tin ông cựu binh Bob Kerrey được chọn làm Chủ tịch hội đồng quản trị, lo lắng toàn bộ tài chính cho trường đại học Fullbright.

Như nhiều người đã biết, cựu binh Bob Kerrey chính là kẻ chỉ huy gây ra vụ thảm sát đàn bà và trẻ em trong chiến tranh Việt Nam tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Hành vi đó là một tội ác mà mọi dân tộc đều ghê sợ. Chính nó cũng làm lương tri của Bob Kerrey bị dày vò dai dẳng.

Trên tinh thần tha thứ bác ái của người Việt, cũng như tinh thần mà Tổng thống Obama đạt được trong cuộc thăm viếng vừa qua, khép lại qua khứ, coi nhau là bạn; thì nếu có cơ duyên gặp lại cựu binh Bob Kerrey này, tôi sẽ vẫn đón tiếp lịch sự và chân thành, bởi tôi không chỉ muốn tha thứ và quên đi những đau khổ của cuộc chiến. Cũng như khi tôi gặp tốp cháu gái người Mỹ ở phần đầu bài viết này, tôi đã không nhắc lại chiến cuộc của ông nó và chúng tôi, tránh đi những điều không cần thiết, làm vấy bẩn đầu óc non trẻ của thế hệ mới.

Do những lý do ấy tôi không ủng hộ việc chọn ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng quản trị một chương trình có tính hàn gắn thương đau, hướng tới tương lai của hai nước Mỹ và Việt Nam ở từ trong thế hệ trẻ.

Tha thứ không có nghĩa nhìn lại quá khứ sai lạc đi ở những giá trị được loài người tiến bộ đã khẳng định. Tha thứ và ân hận không có nghĩa coi việc ném bom giết hại dân lành là vô tội. Cũng như thế, tha thứ không có nghĩa là không khẳng định việc ném bom nguyên tử xuống nước Nhật là tội ác. Và mãi mãi hành vi lầm lạc, mù quáng giết hại trẻ em và phụ nữ những người trong tay không vũ khí là một tội ác ghê tởm. Nếu không rạch ròi nhận thức này tôi e sự tha thứ chỉ là lừa phỉnh!

Chúng tôi có thể tha thứ cho cựu binh Bob Kerrey bởi vì tuổi trẻ nông nổi và mù quáng nhưng mặc nhiên mãi mãi hành vi của lính cựu ở thôn Thạch Phong năm ấy  mãi mãi là tội ác ghê tởm mà bất cứ người lính nào cũng phải biết ghê tởm! Cho nên vị trí của ngài Bob Kerrey hôm nay nếu đứng đầu một cợ quan giáo dục, tôi e rằng không ổn.

Ngài Bob Kerrey nếu thực lòng với lỗi lầm của mình, nên tìm cách để cho thế hệ trẻ ở Việt Nam thụ hưởng nền giáo dục phương Tây ở trường đại học Fulbright giữ nguyên lòng kính trọng với những người đào tạo mình, kính trọng một nước Mỹ văn minh và tiến bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam
Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

VOV.VN - Tờ Financial Times của Anh nói rằng việc ông Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright đã xới lại vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông có thể từ chức.

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

VOV.VN - Tờ Financial Times của Anh nói rằng việc ông Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright đã xới lại vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông có thể từ chức.

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?
Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

VOV.VN - Việc Hoa Kỳ chọn cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Fulbright là muốn cải thiện, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

VOV.VN - Việc Hoa Kỳ chọn cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Fulbright là muốn cải thiện, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong
Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.