Người Việt đang ngày càng hung hãn?

VOV.VN - Nhiều người Việt thích dùng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” hơn là lời nói để giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống.

Trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân, các bệnh viện trong cả nước tiếp nhận khoảng 5.500 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong đó ít nhất 13 trường hợp đã tử vong. Đây mới chỉ là con số Bộ Y tế nắm được, còn chắc chắn thực tế lớn hơn nhiều.


Còn nhớ, Tết nguyên đán 2015, lần đầu tiên Bộ Y tế công bố có hơn 6.000 người đánh nhau dịp Tết phải nhập viện đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người cảm thấy bất an, vì dịp này ai cũng phải ra đường đi chúc Tết họ hàng, bạn bè chẳng may gặp phải đám đánh nhau lại “chẳng phải đầu cũng phải tai” thì sao?

Trở lại với con số của năm 2016 này, dù theo thống kê số người đánh nhau dịp Tết đã giảm nhẹ so với năm trước nhưng vẫn còn cao. 

Đánh nhau vào ngày Tết có phải là chuyện bình thường của người Việt? Nếu năm nào chúng ta cũng có hàng nghìn vụ đánh nhau phải nhập viện dịp Tết thì điều “bất bình thường” này sẽ trở thành bình thường.

Đánh nhau trong bất kỳ ngày nào trong năm cũng là hành động không thể chấp nhận được, đặc biệt vào ngày Tết thì càng phải lên án. Bởi lẽ, Tết là dịp vui vẻ, sum vầy, để cùng hướng tới một năm tốt đẹp hơn. Người Việt Nam có một phong tục rất đẹp là đầu năm mới thường tránh những lời nói nặng nề, chửi mắng nhau, thậm chí một sự đổ vỡ nhỏ trong ngày mùng 1 cũng được nhiều gia đình hết sức tránh và bị cho là “dông”, là điềm xấu trong năm. Ấy vậy mà nhiều người Việt lại sẵn sàng vác gạch ngói, cây que để đả thương người khác đến mức phải nhập viện thì thật khó giải thích.

Người Việt Nam nổi tiếng với bạn bè năm châu về tinh thần yêu chuộng hòa bình, mến khách. Bạn bè quốc tế sẽ nghĩ sao và cảm thấy thế nào khi đến một đất nước xảy ra gần nghìn vụ đánh nhau mỗi ngày? Rõ ràng, người Việt đang tự bôi xấu hình ảnh của mình.

Nhiều người bảo, do ngày Tết rượu bia uống nhiều hơn ngày thường nên mới xảy ra ẩu đả nhiều hơn bình thường. Thế nhưng, nhìn rộng ra, chẳng phải chỉ riêng ngày Tết, mà vào cả những ngày bình thường, nhiều người cũng có cách sống khá “giang hồ, hung hãn”, chỉ cần ra đường có va chạm nhẹ, thậm chí chỉ là một ánh nhìn bị cho là "đểu" là dọa chém, dọa giết. Rất nhiều vụ án đau lòng đã xảy ra chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt như vậy.

Đâu là gốc rễ khiến hình ảnh người Việt ngày càng trở nên xấu xí, hung hãn? Đó chính là cách ứng xử văn hóa, đặc biệt là trong giới thanh niên, đang có vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, thay vì dùng lời thì họ sẵn sàng dùng cùi tay, cẳng chân, gậy, đá… để giải quyết.

Sinh thời, Bác Hồ đã nói  “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Giáo dục (trong gia đình và ngoài xã hội) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng đạo đức xã hội, một nếp sống văn hóa. Khi tình trạng đánh lộn trong xã hội gia tăng, một bộ phận không nhỏ thanh niên, kể cả người lớn tuổi, dễ nổi nóng, không kiểm soát được hành vi của mình có nguồn gốc sâu xa từ sự giáo dục, đặc biệt là giáo dục về đạo đức. 

Trường học là nơi được cho là chuẩn mực nhất để xây dựng, giáo dục con người có văn hóa nhưng vẫn có cảnh thầy cô đánh mắng học sinh, học sinh dàn cảnh đánh nhau tập thể… thì sao dám mong có được lớp trẻ ứng xử có văn hóa?

Rồi trong gia đình, tế bào của xã hội, nhiều bậc cha mẹ cũng không gương mẫu, hỗn hào với chính người đã sinh ra mình; cha đánh mẹ, mẹ đánh cha và cha mẹ đánh đập lẫn nhau, cảnh bạo lực, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ, tình trạng ly hôn… dẫn đến việc các em không có được đầy đủ sự quan tâm, rơi vào cạm bẫy xã hội, xa ngã; nhiều em vô cảm với bản thân, gia đình và xã hội.

Người Việt đang trở nên hung hãn hơn, đó là một thực tế dễ thấy, báo động một nền tảng đạo đức xã hội đang có chiều hướng đi xuống. Điều này khiến nhiều người làm cha, làm mẹ luôn sống trong cảnh bất an, lo lắng cho người thân và con em mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh nhau vì mâu thuẫn trên bàn nhậu, kẻ chết người bị thương
Đánh nhau vì mâu thuẫn trên bàn nhậu, kẻ chết người bị thương

Vì xích mích nhỏ trong lúc ngồi nhậu, hai nhóm thanh niên lao vào ẩu đã dẫn đến một người bị đâm chết, hai người khác bị trọng thương.

Đánh nhau vì mâu thuẫn trên bàn nhậu, kẻ chết người bị thương

Đánh nhau vì mâu thuẫn trên bàn nhậu, kẻ chết người bị thương

Vì xích mích nhỏ trong lúc ngồi nhậu, hai nhóm thanh niên lao vào ẩu đã dẫn đến một người bị đâm chết, hai người khác bị trọng thương.

Gần 2.000 trường hợp nhập viện, 10 người chết do đánh nhau ngày Tết
Gần 2.000 trường hợp nhập viện, 10 người chết do đánh nhau ngày Tết

VOV.VN - Trong 3 ngày Tết vừa qua, các bệnh viện trong cả nước khám cấp cứu cho 17.278 trường hợp tai nạn giao thông. Số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại bệnh viện là 88 trường hợp.

Gần 2.000 trường hợp nhập viện, 10 người chết do đánh nhau ngày Tết

Gần 2.000 trường hợp nhập viện, 10 người chết do đánh nhau ngày Tết

VOV.VN - Trong 3 ngày Tết vừa qua, các bệnh viện trong cả nước khám cấp cứu cho 17.278 trường hợp tai nạn giao thông. Số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại bệnh viện là 88 trường hợp.

6 ngày Tết, hơn 3.400 người vào viện do đánh nhau
6 ngày Tết, hơn 3.400 người vào viện do đánh nhau

Báo cáo của Bộ Y tế về tình hình trong dịp Tết cho biết, số tử vong do đánh nhau (tính đến mùng 3 Tết) tăng gấp 2,5 lần so với Tết Ất Mùi.

6 ngày Tết, hơn 3.400 người vào viện do đánh nhau

6 ngày Tết, hơn 3.400 người vào viện do đánh nhau

Báo cáo của Bộ Y tế về tình hình trong dịp Tết cho biết, số tử vong do đánh nhau (tính đến mùng 3 Tết) tăng gấp 2,5 lần so với Tết Ất Mùi.

5.500 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 9 ngày nghỉ Tết
5.500 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 9 ngày nghỉ Tết

VOV.VN - Đây là số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh của các bệnh viện trên toàn quốc.

5.500 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 9 ngày nghỉ Tết

5.500 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 9 ngày nghỉ Tết

VOV.VN - Đây là số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh của các bệnh viện trên toàn quốc.