Những vấn đề “nóng” đặt ra từ chuyện nông dân đổ bỏ sữa!

VOV.VN -Câu chuyện nông dân đổ sữa bỏ đi đã “gióng” lên hồi chuông đối với các cơ quan chức năng phải vào cuộc bảo vệ người tiêu dùng và nông dân.

Trong những ngày qua, hình ảnh sữa bò tươi bị người nông dân Lâm Đồng đổ ra đường trắng xóa, gợi nhiều nỗi xót xa. Còn tại Hà Nội, người nuôi bò sữa cũng đang phải đối mặt với việc phải đổ sữa bò đi khi không tiêu thụ được. Vậy là sữa tươi- loại thực phẩm, đồ uống được coi là khá cao cấp với nhiều người dân Việt Nam, đã trở thành cái tên được điền thêm vào danh sách dài các loại nông sản bị lâm vào cảnh “được mùa, rớt giá”. Và những vấn đề rất cũ, từ quy hoạch, tổ chức sản xuất, tới quan hệ giữa doanh nghiệp và người nông dân trong kinh tế thị trường, một lần nữa lại được xới xáo. Trong những vấn đề cũ ấy, lại đặt ra những cái “nóng” cần giải quyết.

Sau khi xảy ra hiện tượng nông dân đổ bỏ sữa xảy ra ở Lâm Đồng, đã có nhiều cách lý giải, phân tích từ chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, số lượng bò sữa trên địa bàn tỉnh năm 2014 tăng vọt, với khoảng 13.300 con, gần gấp đôi so với năm trước đó. Còn sản lượng sữa tươi thì tăng gần gấp rưỡi. Vì tăng “nóng” như vậy nên những hộ gia đình mới tham gia chăn nuôi không ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, lâm vào cảnh khốn khó.

Lượng sữa bò tươi dư ra, nông dân Lâm Đồng đã đổ bỏ tại điểm thu mua

Lý giải về sự phát triển “nóng” của vùng nguyên liệu, dẫn đến thừa “cung”, nhà máy không “hấp thụ” hết, cũng có cái lý của nó. Nhưng lại có một góc nhìn khác, mà ngay trong trả lời phỏng vấn với báo chí vừa qua, lãnh đạo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nêu ra, đó là các doanh nghiệp sữa tăng cường nhập khẩu sữa nguyên liệu, để chế biến sữa nước hoàn nguyên, dẫn đến thừa “cung”. Điều này cũng trùng hợp với nhận định của các chuyên gia trong ngành.

Thực tế, trong năm 2014, giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm sâu, tùy loại và nguồn gốc xuất xứ, giảm tới 60-70%, nên doanh nghiệp sản xuất sẽ có những toan tính, cân nhắc giữa việc mua nguyên liệu tươi trong nước, với giá thành vẫn đứng ở mức cao, hay nhập khẩu sữa bột nguyên liệu, với giá thành rẻ để làm sữa nước. Ai cũng nhìn thấy được kết quả của sự lựa chọn này nghiêng về phía nào.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sữa tươi do chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng một phần tư nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Nước ta không có lợi thế về chăn nuôi bò sữa, do có ít vùng hợp khí hậu, nên năng suất cho sữa chưa thể cao như những quốc gia mạnh về chăn nuôi bò sữa như Australia, New Zealand. Vậy thì không thể nói là đang thừa nguyên liệu. 

Từ câu chuyện sữa không bán được, người nông dân phải đổ đi, ít nhất đã thấy 2 vấn đề “nóng”. Thứ nhất, phải làm rõ về nguồn gốc, chất lượng sữa do các công ty sản xuất: Đâu là sữa tươi tiệt trùng (đương nhiên phải sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước), đâu là sữa nước hoàn nguyên, với nguyên liệu là sữa bột nhập khẩu. Bởi nếu nhập nhèm hai loại này, sẽ là sự nhập nhèm về giá. Việc nhà máy  thu mua sữa tươi của người nông dân chỉ là hình thức, còn kiếm lợi nhuận, lại là ở nguồn sữa nguyên liệu nhập vào giá rẻ. Các cơ quan chức năng như quản lý thị trường phải vào cuộc, hậu kiểm tốt để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và người nông dân.

Vấn đề thứ hai đặt ra, không mới, nhưng cần thúc đẩy ngay. Đó là làm thế nào để người nông dân, nhà sản xuất liên kết chặt chẽ với nhau. Trong hội nhập, cạnh tranh gay gắt, muốn phát triển, đi được xa, bền vững, mối liên kết này phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi bên. Cách làm ăn “chộp giật” không thể bền vững.

Những hình mẫu liên kết trong sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đem lại lợi ích hài hòa cho các bên đã có ở nước ta, nhưng chưa nhiều. Trong các liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, tổ chức.

Người nông dân có thể trở thành người lao động của doanh nghiệp, hoặc là cổ đông của chính doanh nghiệp đó. Có như vậy, liên kết mới bền, hai bên chia sẻ lợi ích, chấp nhận lời ăn lỗ chịu trong kinh doanh, thì mới không còn cảnh phá hợp đồng, ép giá nông dân như các doanh nghiệp ở Lâm Đồng hay Gia Lâm, Hà Nội trong bối cảnh giá sữa thế giới hạ.

Hỗ trợ cho các liên kết này, phải là những cam kết mạnh mẽ, thực thi hiệu quả những chính sách đúng đắn về phát triển sản xuất nông nghiệp, đã được đề ra từ rất lâu rồi, mà đến giờ, hầu như vẫn chỉ dừng ở tầm chính sách!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân trồng mía và nuôi bò sữa điêu đứng vì doanh nghiệp
Người dân trồng mía và nuôi bò sữa điêu đứng vì doanh nghiệp

VOV.VN -Người nuôi bò sữa phải đổ sữa đi vì doanh nghiệp giảm sản lượng thu mua; người trồng mía bị doanh nghiệp bắt ép nhận đường thay tiền mặt.

Người dân trồng mía và nuôi bò sữa điêu đứng vì doanh nghiệp

Người dân trồng mía và nuôi bò sữa điêu đứng vì doanh nghiệp

VOV.VN -Người nuôi bò sữa phải đổ sữa đi vì doanh nghiệp giảm sản lượng thu mua; người trồng mía bị doanh nghiệp bắt ép nhận đường thay tiền mặt.

Tìm giải pháp tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi
Tìm giải pháp tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

VOV.VN - Trước khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sữa của nông dân ở huyện Gia Lâm, chiều (12/1), Sở NN&PTNT Hà Nội họp với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết, gỡ khó về đầu ra cho nông dân.

Tìm giải pháp tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

Tìm giải pháp tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

VOV.VN - Trước khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm sữa của nông dân ở huyện Gia Lâm, chiều (12/1), Sở NN&PTNT Hà Nội họp với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết, gỡ khó về đầu ra cho nông dân.

Chưa có phương án tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi
Chưa có phương án tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

Cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng đều khẳng định đảm bảo tiêu thụ sữa cho người dân nhưng chưa có phương án cụ thể.

Chưa có phương án tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

Chưa có phương án tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi

Cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng đều khẳng định đảm bảo tiêu thụ sữa cho người dân nhưng chưa có phương án cụ thể.

Doanh nghiệp đột ngột giảm thu mua sữa khiến nông dân điêu đứng
Doanh nghiệp đột ngột giảm thu mua sữa khiến nông dân điêu đứng

VOV.VN - Nếu kéo dài tình trạng này, nguy cơ người nông dân phải đổ sữa ra đường rất có thể xảy ra.

Doanh nghiệp đột ngột giảm thu mua sữa khiến nông dân điêu đứng

Doanh nghiệp đột ngột giảm thu mua sữa khiến nông dân điêu đứng

VOV.VN - Nếu kéo dài tình trạng này, nguy cơ người nông dân phải đổ sữa ra đường rất có thể xảy ra.

Khó nắm được thông tin về thị trường sữa nước ngoài
Khó nắm được thông tin về thị trường sữa nước ngoài

Tình trạng này dễ dẫn đến việc thao túng giá sữa từ nước ngoài khi nguồn nguyên liệu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định.

Khó nắm được thông tin về thị trường sữa nước ngoài

Khó nắm được thông tin về thị trường sữa nước ngoài

Tình trạng này dễ dẫn đến việc thao túng giá sữa từ nước ngoài khi nguồn nguyên liệu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định.

Tặng quà, sữa cho trẻ nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Thái Bình
Tặng quà, sữa cho trẻ nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Thái Bình

Vinamilk đã trao tặng biểu trưng 54.000 ly sữa với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tặng 50 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng.

Tặng quà, sữa cho trẻ nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Thái Bình

Tặng quà, sữa cho trẻ nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Thái Bình

Vinamilk đã trao tặng biểu trưng 54.000 ly sữa với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tặng 50 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quản lý giá sữa
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quản lý giá sữa

Bộ Tài chính vừa có văn bản chính thức kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện việc quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quản lý giá sữa

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quản lý giá sữa

Bộ Tài chính vừa có văn bản chính thức kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện việc quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Lâm Đồng: Người dân đổ hàng nghìn lít sữa bò tươi ra đường
Lâm Đồng: Người dân đổ hàng nghìn lít sữa bò tươi ra đường

VOV.VN - Lý do là vì Công ty cổ phần Đà Lạt Milk đã phá hủy hợp đồng với người dân về giá thu mua sữa.

Lâm Đồng: Người dân đổ hàng nghìn lít sữa bò tươi ra đường

Lâm Đồng: Người dân đổ hàng nghìn lít sữa bò tươi ra đường

VOV.VN - Lý do là vì Công ty cổ phần Đà Lạt Milk đã phá hủy hợp đồng với người dân về giá thu mua sữa.