Phá thế độc quyền của EVN, dân được gì?

VOV.V - Nếu "giải tán" EVN, trước tiên người dân sẽ thấy nhẹ nhõm vì biết chắc chắn rằng mình đã được mua điện đúng giá, không phải bù lỗ cho sự yếu kém...

Giá điện tăng và chỉ có tăng luôn là câu chuyện nóng trong đời sống xã hội suốt thời gian qua. Bởi điện là mặt hàng vô cùng thiết yếu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cho nền kinh tế… Chính vì thế “nhất cử, nhất động” của ngành điện đều ảnh hưởng đến túi tiền của từng gia đình, dù là nghèo nhất trong xã hội.

Lâu nay, điều hành giá điện luôn gây tranh cãi, bất bình khi mà mọi thứ thua lỗ, yếu kém của ngành điện khi đầu tư ngoài ngành, các khoản chi phí vô lý khác…đều được tính vào giá bán điện cho dân.

Xây sân golf, biệt thự... đều được tính vào giá điện (Ảnh: Lao Động)

Người dân mong muốn phá thế độc quyền của EVN để có một thị trường điện minh bạch, cạnh tranh, không còn phải bù chéo, không còn dùng điện để thực hiện “an sinh xã hội”, để khi đó có tăng giá điện tới mức nào thì dù phải trả tiền cao tới mức nào cũng không thấy ấm ức.

Giải tán EVN, như cảnh báo từ chính lãnh đạo EVN, để tư nhân cùng làm điện, kinh doanh điện, để tất cả được minh bạch thì nhiều người tin rằng, ngành điện chắc chắn kinh doanh có lãi chứ không thua lỗ nghìn tỷ, thua lỗ khủng như hiện nay.

Phát triển ngành điện dựa vào tài nguyên quốc gia, xây dựng thuỷ điện từ tiền thuế của dân… nhưng người dân đang đứng ngoài cuộc kinh doanh của ngành điện. Họ không có quyền giám sát, ý kiến của họ không được tiếp thu. Ngành điện chỉ làm theo ý chí chủ quan của mình. Người dân chỉ được biết kết quả kinh doanh thực sự của EVN qua các báo cáo thanh tra, kiểm toán mà chỉ vài năm mới có một lần.

Sau các báo cáo đó, cảm xúc bức bối của người dân lại dâng tràn nhưng rồi mọi chuyện lại vẫn như xưa, điệp khúc “kinh doanh thua lỗ”, tăng giá bán điện để bù lỗ, thua lỗ là vì phải thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội…vẫn được nhắc lại như một cách lấp liếm cho những yếu kém của EVN.

EVN nắm ngành điện mà giá điện cứ tăng vậy thì giải tán EVN cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thị trường điện. Đây là cơ hội để Nhà nước cơ cấu lại thị trường sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện một cách minh bạch để người dân không còn bị ngành điện móc túi như thời gian qua.

Chúng ta đã có quá nhiều dẫn chứng, bài học về sự độc quyền gây méo mó nền kinh tế mà điện, xăng dầu là những điển hình. Chúng ta phấn đấu để có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, vậy tại sao vẫn để tồn tại những thứ độc quyền vô đối như vậy? Người dân không kêu gọi phải giảm giá điện hay bù lỗ cho dân mà chỉ mong hãy kinh doanh một cách sòng phẳng, minh bạch chứ đừng “lập lờ đánh lận con đen” như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá điện tăng, EVN thu thêm được bao nhiêu tiền?
Giá điện tăng, EVN thu thêm được bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Với quyết định tăng giá điện lần này, EVN sẽ thu được hơn 20.000 tỷ đồng để trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện và tiền thuế...

Giá điện tăng, EVN thu thêm được bao nhiêu tiền?

Giá điện tăng, EVN thu thêm được bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Với quyết định tăng giá điện lần này, EVN sẽ thu được hơn 20.000 tỷ đồng để trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện và tiền thuế...

Nông dân choáng váng vì thanh long rớt giá trong khi giá điện tăng
Nông dân choáng váng vì thanh long rớt giá trong khi giá điện tăng

VOV.VN - Mấy ngày qua, giá thanh long ở tỉnh Bình Thuận liên tục giảm mạnh, từ 18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 12.000 đồng/kg.

Nông dân choáng váng vì thanh long rớt giá trong khi giá điện tăng

Nông dân choáng váng vì thanh long rớt giá trong khi giá điện tăng

VOV.VN - Mấy ngày qua, giá thanh long ở tỉnh Bình Thuận liên tục giảm mạnh, từ 18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 12.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp lo hàng loạt chi phí tăng theo giá điện
Doanh nghiệp lo hàng loạt chi phí tăng theo giá điện

VOV.VN - Giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3 khiến doanh nghiệp lo tăng thêm chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp lo hàng loạt chi phí tăng theo giá điện

Doanh nghiệp lo hàng loạt chi phí tăng theo giá điện

VOV.VN - Giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3 khiến doanh nghiệp lo tăng thêm chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.

600 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc
600 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc

VOV.VN - Sáng 2/4, tại Quảng Ninh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc.

600 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc

600 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc

VOV.VN - Sáng 2/4, tại Quảng Ninh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn kinh tế khu vực Duyên hải phía Bắc.

Chuyên gia và doanh nghiệp nói gì về việc tăng giá điện?
Chuyên gia và doanh nghiệp nói gì về việc tăng giá điện?

VOV.VN - Cơ quan quản lý, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, dù không muốn nhưng tăng giá điện để đảm bảo phát triển kinh tế là điều cần thiết.

Chuyên gia và doanh nghiệp nói gì về việc tăng giá điện?

Chuyên gia và doanh nghiệp nói gì về việc tăng giá điện?

VOV.VN - Cơ quan quản lý, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cho rằng, dù không muốn nhưng tăng giá điện để đảm bảo phát triển kinh tế là điều cần thiết.

Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” tăng giá điện
Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” tăng giá điện

Việc tăng giá điện bắt đầu tác động đến các hộ gia đình và doanh nghiệp khi việc đóng tiền điện tháng đầu tiên sau tăng giá cận kề…

Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” tăng giá điện

Hộ sản xuất, doanh nghiệp bắt đầu “ngấm đòn” tăng giá điện

Việc tăng giá điện bắt đầu tác động đến các hộ gia đình và doanh nghiệp khi việc đóng tiền điện tháng đầu tiên sau tăng giá cận kề…