Tăng trách nhiệm giải trình, ngăn ngừa thu nhập bất minh

(VOV) -Có tới 79% cán bộ công chức có thu nhập ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương.

Thông tin kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới, trong số gần 2.000 cán bộ công chức có đến 79% có thu nhập ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương.

Trong năm qua, có cán bộ của một Sở ở Hà Nội thu nhập tăng thêm hàng tỷ đồng; khối tài sản lớn bị mất trộm có phần không minh bạch của Giám đốc một Sở ở tỉnh Kon Tum… đã gây hoài nghi trong dư luận về mức thu nhập không công khai của một số cán bộ, công chức. Sự việc đó cũng đặt ra vấn đề pháp luật cần có những quy định như thế nào và xử lý ra sao đối với tài sản tăng thêm không chứng minh được tính hợp pháp của cán bộ công chức?

Những năm gần đây, việc kê khai tài sản tăng thêm của cán bộ công chức vẫn được thực hiện. Những ai có tài sản tăng thêm trị giá 50 triệu đồng trở lên đều phải kê khai một cách minh bạch. Nhưng vấn đề đặt ra là “việc kê khai ấy chỉ đơn thuần là … kê khai”. Bởi, kết quả của việc kê khai không được công khai, không được xác minh ngoại trừ người kê khai “thật thà” khai báo. Cũng vì thế, thu nhập của cán bộ công chức như thế nào, hợp pháp hay không hợp pháp dường như luôn là một ẩn số, kể cả đối với người, cơ quan quản lý trực tiếp.

Tài sản tăng lên, có nghĩa chất lượng sống cũng được tăng lên. Đó là điều rất đỗi bình thường và cả xã hội đều mong muốn. Nhưng nó lại không bình thường bởi tốc độ tăng đột biến đồng thời với việc lên chức, tăng quyền và nó chỉ khu biệt ở một số đối tượng là quan chức. Vì thế, trước khối tài sản, thu nhập “khủng” của một số quan chức một số ngành, ở một số địa phương (mà thấy rõ là không thể từ khoản lương Nhà nước chi trả hằng tháng) dư luận buộc phải đặt câu hỏi: Nó từ đâu ra?.

Theo khảo sát của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới, có tới 79% cán bộ công chức có thu nhập ngoài lương và các khoản phụ cấp theo lương. Tuy nhiên, những khoản ngoài lương đó là gì? Rất khó lý giải nhưng cũng thật dễ hiểu khi đó là các khoản được bồi dưỡng, được hưởng hoa hồng, được biếu, tặng, cho?! Khi đó là lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng?! Và nguồn thu nhập này, đương nhiên không thể đưa vào bản kê khai tài sản hằng năm một cách minh bạch. Nó không dễ giải trình, không dễ chứng minh nguồn gốc. Cũng bởi thế nên mới có chuyện, một Giám đốc Sở ở Kon Tum chỉ “khiêm tốn” nhận mất có 4 lượng vàng, trong khi các đối tượng lại "rất thật thà" khai báo đã lấy trộm 64 lượng cùng một số tài sản khác!

Đây chỉ là một vài trường hợp “bỗng nhiên” phát hiện ra, còn nhiều trường hợp khác chưa "điểm được mặt, chỉ được tên". Thực tế ấy nói lên một điều, đấu tranh với hành vi tham nhũng luôn hết sức khó khăn và không phải lúc nào cũng áp dụng được quy định của pháp luật để ngăn ngừa.

Luật Phòng, chống tham nhũng đã có hiệu lực thi hành từ 1/2/2013 và kê khai tài sản được coi là một trong 6 giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tưởng như có Luật là mọi hành vi vi phạm đều được xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng chưa hẳn vậy.

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định, cán bộ, công chức phải có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tăng thêm. Nhưng quả là khó cho các cơ quan chức năng khi mức giá tài sản tăng thêm như thế nào, thẩm quyền yêu cầu giải trình ra sao cũng như trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể. Chính bởi thế, dù biết đó là tài sản bất minh, tài sản tăng thêm bất thường khó giải trình được tính hợp pháp…cơ quan chức năng cũng không thể nào xử lý.

Vậy nên, những bất cập, vướng mắc về pháp lý cần phải được tháo gỡ. Có thể đó là việc hoàn thiện các quy định về minh bạch, kiểm soát tài sản, của người có chức vụ, quyền hạn; có thể là quy định việc kê khai tài sản phải bao gồm của cả thân nhân chủ yếu; có thể là quy định những ràng buộc, thậm chí hạn chế một số quyền về nhân thân đối với cán bộ công chức; có thể là quy định những hình thức xử lý nghiêm khắc về hành chính, đối với những giải trình không hợp lý chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo trình tự tư pháp... Cùng với đó là tăng cường sự kiểm tra của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của nhân dân đối với các đảng viên, cán bộ, công chức.

Khi pháp luật đã đầy đủ, rõ ràng; khi trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức được nâng cao; khi thu nhập (kể cả ngoài lương) được minh bạch...sẽ ngăn ngừa được những "bất thường" trong thu nhập của cán bộ, công chức!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú
Chưa công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú

(VOV) -Công khai bản kê khai tài sản tại nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc, công tác.

Chưa công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú

Chưa công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú

(VOV) -Công khai bản kê khai tài sản tại nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc, công tác.

Minh bạch tài sản, thu nhập cán bộ: Mấu chốt là kiểm soát
Minh bạch tài sản, thu nhập cán bộ: Mấu chốt là kiểm soát

(VOV) - Việc xác định phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập phải phù hợp với thực tiễn.

Minh bạch tài sản, thu nhập cán bộ: Mấu chốt là kiểm soát

Minh bạch tài sản, thu nhập cán bộ: Mấu chốt là kiểm soát

(VOV) - Việc xác định phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập phải phù hợp với thực tiễn.

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập
Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Việc kê khai bản khai tài sản, thu nhập năm 2012 phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012.

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Hà Nội yêu cầu nghiêm túc kê khai tài sản, thu nhập

Việc kê khai bản khai tài sản, thu nhập năm 2012 phải hoàn thành trước ngày 31/12/2012.

Tài sản của các TCTD tăng thêm gần 126.000 tỷ đồng
Tài sản của các TCTD tăng thêm gần 126.000 tỷ đồng

Tổng tài sản của hệ thống các TCTD trong năm 2012 tăng 2,54%, tương đương tăng 125.978 tỷ đồng so với cuối năm 2011, lên 5.085.780 tỷ đồng

Tài sản của các TCTD tăng thêm gần 126.000 tỷ đồng

Tài sản của các TCTD tăng thêm gần 126.000 tỷ đồng

Tổng tài sản của hệ thống các TCTD trong năm 2012 tăng 2,54%, tương đương tăng 125.978 tỷ đồng so với cuối năm 2011, lên 5.085.780 tỷ đồng

Công khai bản kê khai tài sản tại nơi làm việc
Công khai bản kê khai tài sản tại nơi làm việc

(VOV) -Quy định này trong dự thảo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Thanh tra Chính phủ đưa ra lấy ý kiến. 

Công khai bản kê khai tài sản tại nơi làm việc

Công khai bản kê khai tài sản tại nơi làm việc

(VOV) -Quy định này trong dự thảo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Thanh tra Chính phủ đưa ra lấy ý kiến.