Tham nhũng vặt và chuyện cải cách thủ tục hành chính

VOV.VN - Nếu không thực hiện nghiêm túc, "nạn" tham nhũng vặt, tham nhũng thời gian trong bộ máy hành chính sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 2/4/2014, kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 cho thấy tham nhũng vặt diễn ra phổ biến ở hầu hết địa phương, trong khi người dân bị cán bộ đối xử thiếu tôn trọng... Những thực tế trong các hoạt động hành chính, trong đó có các nghiên cứu PAPI, là một phần cơ sở để năm 2014, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực.

Sau hơn một năm, thực tế hoạt động hành chính đã có những bước cải cách đáng kể, nhưng câu chuyện tham nhũng vặt vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.

Ảnh minh họa: Tiền Phong

Trước hết, xin được nhắc lại một số thông tin từ PAPI 2013 được công bố tháng 4/2014, đó là: Theo ông Jairo Acuna Alfaro (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, trưởng nhóm thực hiện PAPI), khoảng 80% người tham gia cuộc khảo sát khẳng định không được biết đến quy hoạch hay kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Có 42% người dân cho rằng họ vẫn phải hối lộ khi đi khám bệnh ở bệnh viện tuyến quận, huyện. 30% người dân được hỏi cho rằng có tham nhũng khi làm thủ tục liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 24% cho rằng phải mất thêm tiền khi xin cấp phép xây dựng, 42% nêu có tiêu cực khi xin việc vào cơ quan nhà nước...

Tất nhiên, những con số này chưa phải là hoàn toàn chính xác, nhưng những kết quả này có lẽ cũng chẳng xa lạ gì với người dân, vì mỗi khi có việc phải “tới cửa công” là một lần người dân phải mất công, mất của và vấp phải thái độ thiếu tôn trọng của các cán bộ trong bộ máy hành chính công.

Những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2014 để cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đã thực sự tạo được sức bật trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính của nhiều Bộ, ngành, địa phương với hàng trăm thủ tục được cắt giảm, thời gian hoàn thành các thủ tục nộp thuế, kê khai hải quan được rút ngắn, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng qua mạng internet…

Thế nhưng, từng đó đã đủ để đáp ứng yêu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp về một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng tham nhũng vặt hay chưa? Câu trả lời là chưa, vì muốn làm được điều đó, nỗ lực của Chính phủ và người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương là chưa đủ. Nó phải bắt nguồn từ nỗ lực và mong muốn tự thân của từng cán bộ tham gia bộ máy hành chính.

Khi nào từng cán bộ tham gia trong bộ máy hình chính các cấp nhận thức được rằng nếu mình làm tốt phận sự, không rầy rà, hạch sách, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp thì chính mình được hưởng lợi, thì khi ấy mới hạn chế được tình trạng tham nhũng vặt.

Nhưng để làm được điều đó thì rõ ràng chính sách tiền lương cần xây dựng sát với thực tiễn hơn nữa, bộ máy hành chính cũng cần gọn nhẹ và năng động hơn theo hướng một người có thể đảm nhiệm nhiều phần việc, hoặc mỗi người làm một phần việc nhưng phải tinh, phải sâu và thật hiệu quả. Nói đi nói lại, bài toán con người vẫn là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

Mới đây, ngày 6/4, tại Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong năm 2015 phải tạo được những chuyển biến rõ nét trong cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức. Trong đó, cải cách chế độ công vụ, công chức là một khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, kiên quyết đưa ra khỏi nền công vụ những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực. Đây là nhiệm vụ rất khó và có thể ảnh hưởng, động chạm đến một bộ phận cán bộ, công chức vẫn “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” ở một số cơ quan nhà nước hiện nay. Nhưng rõ ràng là nếu không thực hiện nghiêm túc thì tình trạng tham nhũng vặt, tham nhũng thời gian trong bộ máy hành chính sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm năng lực cạnh tranh quốc gia - điều mà những năm qua chúng ta đang cố gắng bồi đắp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Nội vụ nói về tiêu cực thi công chức tại Bộ Công Thương
Bộ trưởng Nội vụ nói về tiêu cực thi công chức tại Bộ Công Thương

VOV.VN -Do quy mô, đối tượng và phạm vi rộng nên việc thanh tra đang trong giai đoạn hoàn thành hồ sơ để trao đổi, thống nhất và ban hành kết luận thanh tra. 

Bộ trưởng Nội vụ nói về tiêu cực thi công chức tại Bộ Công Thương

Bộ trưởng Nội vụ nói về tiêu cực thi công chức tại Bộ Công Thương

VOV.VN -Do quy mô, đối tượng và phạm vi rộng nên việc thanh tra đang trong giai đoạn hoàn thành hồ sơ để trao đổi, thống nhất và ban hành kết luận thanh tra. 

99% công chức Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ: Chỉ lo không mừng!
99% công chức Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ: Chỉ lo không mừng!

VOV.VN -Bản tin thời sự sáng nay (4/12) có những nội dung đáng chú ý sau: 

99% công chức Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ: Chỉ lo không mừng!

99% công chức Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ: Chỉ lo không mừng!

VOV.VN -Bản tin thời sự sáng nay (4/12) có những nội dung đáng chú ý sau: 

Bộ trưởng Nội vụ: Khoảng 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Bộ trưởng Nội vụ: Khoảng 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ

VOV.VN -Số liệu này được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đưa ra tại phiên trả lời chất vấn tại Hội trường sáng nay (18/11).

Bộ trưởng Nội vụ: Khoảng 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ

Bộ trưởng Nội vụ: Khoảng 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ

VOV.VN -Số liệu này được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đưa ra tại phiên trả lời chất vấn tại Hội trường sáng nay (18/11).

Dùng người chưa đúng, chưa nghiêm, công chức lười nhác gia tăng?
Dùng người chưa đúng, chưa nghiêm, công chức lười nhác gia tăng?

VOV.VN -Cơ chế chính sách dù chưa hoàn thiện nhưng không thể nói là quá thiếu, vậy lời giải cho bài toán thu hút nhân tài nằm ở đâu?

Dùng người chưa đúng, chưa nghiêm, công chức lười nhác gia tăng?

Dùng người chưa đúng, chưa nghiêm, công chức lười nhác gia tăng?

VOV.VN -Cơ chế chính sách dù chưa hoàn thiện nhưng không thể nói là quá thiếu, vậy lời giải cho bài toán thu hút nhân tài nằm ở đâu?

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?
Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

VOV.VN - Chủ trương giảm 100.000 biên chế chính là lời tuyên chiến với một bộ phận không nhỏ những công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

Tinh giản biên chế: Có giảm lượng công chức "cắp ô đi về"?

VOV.VN - Chủ trương giảm 100.000 biên chế chính là lời tuyên chiến với một bộ phận không nhỏ những công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi
Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

VOV.VN - Lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kềnh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi

VOV.VN - Lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kềnh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp.

“Đấu” với tham nhũng trong công tác cán bộ
“Đấu” với tham nhũng trong công tác cán bộ

Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt khi trao đổi với báo chí.

“Đấu” với tham nhũng trong công tác cán bộ

“Đấu” với tham nhũng trong công tác cán bộ

Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt khi trao đổi với báo chí.