Từ chuyện Đà Nẵng đòi kiện học viên đi học bằng ngân sách

VOV.VN -Không phải học viên nào sau khi hoàn thành khóa đào tạo cũng sẵn sàng thực hiện cam kết trở về làm việc.

Mới đây, dư luận rất quan tâm tới việc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng yêu cầu 3 học viên được cử đi đào tạo theo Chương trình 922 không giữ đúng cam kết phải bồi thường chi phí đào tạo, nếu không sẽ bị kiện ra tòa. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo về việc cần có những quy định chặt chẽ trong việc cử người đi học tập nghiên cứu bằng ngân sách Nhà nước.

Vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm với một loạt đề án như Đề án 322, Đề án 165 và mới đây nhất là Đề án 911, đó là chưa kể tới các đề án riêng của các địa phương, Bộ, ngành. Phần lớn những cán bộ được cử đi đào tạo theo các đề án này đã trở về nước làm việc theo đúng cam kết ban đầu.

Tiến sỹ Phạm Thị Anh Lê, hiện công tác tại khoa Công nghệ Thông tin – Đại học Sư phạm I Hà Nội cho biết, sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Pháp, chị đã trở về tiếp tục công việc giảng dạy. Chị Anh Lê nói: “Khi tôi về nước, có rất nhiều nơi mời về làm việc, trả với mức lương cao hơn. Nhưng tôi thấy, kể cả có tiền nhiều hơn cũng không thể đánh đổi được những tình cảm mà mọi người dành cho mình. Khi tôi đi học, được trường Đại học Sư phạm I tạo điều kiện rất nhiều, các thầy cô, đồng nghiệp cũng phải làm cả phần việc của mình. Tôi đi học theo Đề án 322, Nhà nước trả tiền cho mình thì đương nhiên phải trở về để tiếp tục phục vụ”.

Tuy nhiên, không phải học viên nào sau khi hoàn thành khóa đào tạo cũng sẵn sàng thực hiện cam kết như Tiến sỹ Phạm Thị Anh Lê. Bằng chứng là mới đây, 3 người được cử ra nước ngoài học theo đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Đà Nẵng, thì có 2 người không làm việc đủ thời gian cam kết với UBND thành phố, 1 người không hoàn thành chương trình nghiên cứu theo quy định của đề án. UBND thành phố Đà Nẵng đã phải yêu cầu 3 học viên trên bồi thường chi phí đào đào tạo, nếu không sẽ kiện ra tòa.

Tình trạng học viên, nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở lại nước sở tại làm việc, hoặc trở về nhưng không làm việc tại cơ quan cũ như cam kết ban đầu, không chỉ xảy ra với Đà Nẵng mà còn xảy ra ở nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Theo tính toán, mỗi cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài, trung bình mỗi năm ngân sách phải chi trả từ 500 đến 800 triệu đồng một người, đó là chưa kể tới khoản lương cơ bản vẫn được hưởng trong suốt thời gian đi học. Có nhiều lý do để người ta biện hộ cho việc không thực hiện cam kết như: môi trường làm việc không sử dụng được những điều đã học, lương thấp hay muốn ở lại nước ngoài để học cao hơn nữa… Nhưng điều không thể biện hộ được, đó là bất cứ người nào trước khi được đi học đều đã ký vào bản cam kết, quy định rõ những quyền lợi, nghĩa vụ mình phải thực hiện trong và sau khi đào tạo. Vậy nhưng, quyền lợi thì họ không từ chối, còn thực hiện nghĩa vụ thì họ lại sẵn sàng vi phạm.

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam) cũng từng được cử đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài nhiều năm, bày tỏ: Những người được đánh giá là ưu tú, được cử đi học thì cũng phải có trách nhiệm thực hiện cam kết, có trách nhiệm cống hiến để xứng đáng với công lao của nhân dân, với niềm tin của Đảng, Nhà nước, cơ quan và đồng nghiệp dành cho. Việc không thực hiện đúng cam kết là rất đáng lên án.

Có thể khẳng định, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ nên dễ bị lợi dụng. Cụ thể việc thực hiện cam kết của người đi học lâu nay chủ yếu chỉ dựa vào niềm tin, vào sự tự nguyện của học viên. Trường hợp học viên không thực hiện cũng rất khó áp dụng những biện pháp cưỡng chế, hoặc có cũng rất phức tạp… Đặc biệt khi người được cử đi học không trở lại làm việc như cam kết thì khả năng  thu hồi lại khoản tiền đầu tư cho việc học là rất khó, mặc dù cam kết có đủ tính pháp lý để khởi kiện.

Thiết nghĩ, cần có những quy định rõ ràng hơn, gắn với những chế tài cụ thể, để việc thực hiện nghĩa vụ của những đối tượng được đào tạo bằng ngân sách Nhà nước được khả thi. Với mỗi cơ quan, đơn vị khi cử người đi học cũng cần có sự lựa chọn công minh, ngoài những tiêu chí về khả năng học tập thì lòng yêu nghề, nguyện vọng gắn bó với cơ quan, đơn vị cũng cần được xem như một tiêu chí quan trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoán xe công liệu có thể tiết kiệm ngân sách Nhà nước?
Khoán xe công liệu có thể tiết kiệm ngân sách Nhà nước?

(VOV) -Các cơ quan Nhà nước đang thực hiện cơ chế khoán cho kinh phí chung, chứ chưa thực hiện cơ chế khoán đối với xe công.

Khoán xe công liệu có thể tiết kiệm ngân sách Nhà nước?

Khoán xe công liệu có thể tiết kiệm ngân sách Nhà nước?

(VOV) -Các cơ quan Nhà nước đang thực hiện cơ chế khoán cho kinh phí chung, chứ chưa thực hiện cơ chế khoán đối với xe công.

Thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
Thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

VOV.VN - Kết quả kiểm toán năm 2012 cho thấy, nhiều đơn vị, địa phương bố trí sai nguồn vốn, không đúng đối tượng, mục tiêu.

Thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

VOV.VN - Kết quả kiểm toán năm 2012 cho thấy, nhiều đơn vị, địa phương bố trí sai nguồn vốn, không đúng đối tượng, mục tiêu.

Quốc hội nêu các giải pháp mạnh chống lãng phí ngân sách
Quốc hội nêu các giải pháp mạnh chống lãng phí ngân sách

(VOV) -Có đại biểu Quốc hội đề nghị cần có hình thức xử lý nghiêm minh để ngăn chặn và đề cao tính thượng tôn pháp luật.

Quốc hội nêu các giải pháp mạnh chống lãng phí ngân sách

Quốc hội nêu các giải pháp mạnh chống lãng phí ngân sách

(VOV) -Có đại biểu Quốc hội đề nghị cần có hình thức xử lý nghiêm minh để ngăn chặn và đề cao tính thượng tôn pháp luật.