Có hay không chuyện "phình ra" trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập?

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị giám sát vào các trọng tâm vướng mắc liên quan sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sáng 18/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, hoạt động giám sát tập trung vào đánh giá kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Qua đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TƯ đã đề ra đến năm 2025 và 2030.

Phạm vi giám sát từ ngày 25/10/2017 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước. Đoàn giám sát tổ chức làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và tổ chức giám sát, làm việc với một số địa phương là các tỉnh, thành phố lớn, có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập, có đặc thù, đại diện các khu vực, vùng miền... (khoảng 10 - 12 tỉnh, thành phố, dự kiến gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An).

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhận định, đây là chuyên đề giám sát rất rộng trên nhiều lĩnh vực, khối các cơ quan, đơn vị khác nhau; nội dung giám sát có nhiều luật chi phối, không có luật riêng nên rà soát quy định của pháp luật cũng không đơn giản.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần xác định cụ thể hơn các nội dung giám sát. Trong đó, có 3 vấn đề trọng tâm vướng mắc. Thứ nhất là sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập. “Vừa qua việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập nhiều lúc còn cơ học, không làm cho mạnh lên mà thậm chí còn yếu đi, khó hoạt động hơn…Càng sắp xếp thì lại càng dôi dư, càng phình ra. Liệu có câu chuyện này không?", ông Phương nói.

Bên cạnh đó là việc hoàn thiện cơ chế chính sách tự chủ và tài chính. Tiếp theo là hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập có “nút thắt” nào cần tháo gỡ.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát cho biết, đoàn sẽ đến những nơi thực sự cần thiết như những nơi làm rất tốt và những nơi làm chưa hiệu quả để tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp kiến nghị các cơ quan tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Giám sát phải làm rõ vướng mắc của thị trường bất động sản
Chủ tịch Quốc hội: Giám sát phải làm rõ vướng mắc của thị trường bất động sản

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đoàn giám sát nên nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các báo cáo thẩm tra để thấy rõ vướng mắc hiện nay của thị trường bất động sản

Chủ tịch Quốc hội: Giám sát phải làm rõ vướng mắc của thị trường bất động sản

Chủ tịch Quốc hội: Giám sát phải làm rõ vướng mắc của thị trường bất động sản

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đoàn giám sát nên nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các báo cáo thẩm tra để thấy rõ vướng mắc hiện nay của thị trường bất động sản

Nghiên cứu phương án giải quyết vấn đề rút BHXH 1 lần
Nghiên cứu phương án giải quyết vấn đề rút BHXH 1 lần

VOV.VN - Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất 2 phương án liên quan rút BHXH 1 lần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu một phương án phù hợp hơn.

Nghiên cứu phương án giải quyết vấn đề rút BHXH 1 lần

Nghiên cứu phương án giải quyết vấn đề rút BHXH 1 lần

VOV.VN - Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất 2 phương án liên quan rút BHXH 1 lần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu một phương án phù hợp hơn.

Đấu giá tài sản còn tình trạng “thông đồng, dìm giá”
Đấu giá tài sản còn tình trạng “thông đồng, dìm giá”

VOV.VN - Đấu giá tài sản nhìn chung còn bất cập, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, “thông đồng, dìm giá” ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp.

Đấu giá tài sản còn tình trạng “thông đồng, dìm giá”

Đấu giá tài sản còn tình trạng “thông đồng, dìm giá”

VOV.VN - Đấu giá tài sản nhìn chung còn bất cập, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, “thông đồng, dìm giá” ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp.

Chủ tịch Quốc hội: Ngăn rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”
Chủ tịch Quốc hội: Ngăn rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”

VOV.VN - Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Chủ tịch Quốc hội: Ngăn rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”

Chủ tịch Quốc hội: Ngăn rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”

VOV.VN - Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao.